Nhảy trên bạt nhún có tác dụng gì cho sức khỏe?

Nhảy trên bạt nhún là một loại hình tập aerobic được thực hiện bằng các động tác nhảy hoặc nhún trên bạt nhún thể thao. Loại hình này đang dần trở nên phổ biến vì dễ thực hiện, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe...

1. Lợi ích từ việc nhảy trên bạt nhún

Nhảy trên bạt nhún là một hoạt động tốt cho tim mạch, phù hợp với mọi độ tuổi và đặc biệt phù hợp cho những ai có vấn đề xương khớp như loãng xương, đau đầu gối, đau xương hông...

Một số lợi ích của nhảy bạt nhún bao gồm:

Săn chắc vùng bụng dưới, cơ trung tâm, chân, mông và cơ vùng lưng dưới.
Tăng sức bền.
Cải thiện khả năng giữ thăng bằng, điều khiển kiểm soát chân tay cũng như các kỹ năng vận động phản xạ khác. Nhờ đó giúp giảm nguy cơ chấn thương bởi tuổi tác càng cao, khi khả năng phản xạ và giữ thăng bằng sẽ kém dần theo tuổi tác.
Giúp tăng độ cứng cáp và độ đặc của xương - đây là lựa chọn tập tốt cho những người bị loãng xương.

Nhảy trên bạt nhún là một hoạt động tốt cho tim mạch, phù hợp với mọi độ tuổi.

Nhảy trên bạt nhún là một hoạt động tốt cho tim mạch, phù hợp với mọi độ tuổi.

2. Các bài tập nhảy trên bạt nhún

Trước khi bắt đầu bài tập, hãy nhảy tại chỗ để khởi động, làm nóng các cơ bắp. Khi lên bạt, bạn chỉ cần nhảy nhún vừa phải, không cần phải nhảy quá cao.

2.1. Chạy bộ trên bạt nhún

Thực hiện chạy tại chỗ như bình thường. Chú ý lưng có thể giữ thẳng hoặc ngả ra sau một chút để nâng gối. Hai tay vung giống như khi bạn chạy độ trên mặt đất.

Nếu mới bắt đầu tập, bạn chỉ cần nâng cao gối vài cm so với mặt bạt. Khi đã quen với cường độ thì bạn có thể thử sức nâng cao hơn, tới mức đầu gối cao bằng hông.

2.2. Jumping jack

Jumping jack là cách nhảy đơn giản như khi nhảy trên mặt đất theo cách thông thường. Còn khi tập trên bạt, bạn sẽ tiếp xúc với bạt khi chân mở ra rồi khép vào.

Lưng nên hướng về phía trước một chút và tay không cần cao quá đầu. Khi nhảy, tay sang ngang rồi khép cạnh người mỗi khi dồn lực xuống. Tập trong 2-3 phút mỗi động tác.

2.3. Rèn luyện cơ sàn chậu

Để tập vùng cơ sàn chậu, bạn có thể kẹp một vật mềm như quả bóng tập giữa hai đùi. Sau đó nhảy nhẹ nhàng và thở sâu. Luôn khép chặt cơ đùi trong và nhảy trong 2-5 phút.

2.4. Nhảy cường độ cao ngắt quãng

Tập nhảy cường độ cao trong 20 giây và nghỉ hoặc nhảy nhẹ nhàng trong 10 giây tiếp theo. Khi bạn khỏe hơn, tập với nhiều sức hơn, quãng nghỉ có thể kéo dài 1 phút.

Hãy đảm bảo cơ thể đủ điều kiện sức khỏe trước khi tập nhảy trên bạt nhún.

Hãy đảm bảo cơ thể đủ điều kiện sức khỏe trước khi tập nhảy trên bạt nhún.

3. Một số lưu ý khi nhảy trên bạt nhún

Giống như nhiều các hoạt động thể thao khác, nhảy trên bạt nhún cũng tiềm ẩn nguy cơ chấn thương nếu tập không đúng cách. Hãy đảm bảo cơ thể đủ điều kiện sức khỏe trước khi tập. Người có tiền sử từng phẫu thuật hoặc đang điều trị chấn thương không nên tập nhảy trên bạt nhún.

Ngoài ra, cần lưu ý một số điều sau đây:

Kiểm tra kỹ bạt nhún trước khi tập: Đặt bạt nhún trên mặt phẳng vững chắc để tránh bị ngã và chấn thương, đảm bảo bạt nhún thật chắc chắn.

Kê bạt cách xa tường và các đồ vật trong nhà để tránh va đập phải khi nhảy.
Nhớ thay đổi liên tục các động tác khác nhau trên bạt nhún để tránh vận động tập trung quá vào cùng một nhóm cơ, dẫn đến quá tải.
Có thể tập với bạt nhún có tay đỡ để giữ thăng bằng tốt hơn.
Dừng ngay bật nhảy khi bạn thấy khó thở, đau ở đâu đó hoặc có dấu hiệu cảnh báo khác từ cơ thể.

Bạn có thể sẽ thấy hơi chóng mặt khi mới bắt đầu tập trên bạt nhún, hoặc cảm thấy chao đảo khó thăng bằng. Điều đó hoàn toàn bình thường và dễ gặp ở những người chưa bao giờ tập bạt nhún.

Sau một vài buổi tập, cơ thể sẽ tự thích nghi với hoạt động này. Tuy nhiên, nếu cảm thấy quá chóng mặt hoặc choáng váng, tốt nhất bạn nên dừng tập. Trường hợp chóng mặt kéo dài cả vào những lần tập sau, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc huấn luyện viên để được giải đáp.

Mời bạn đọc xem tiếp video:

4 bí quyết chạy bộ dành cho người mới bắt đầu | SKĐS

An Minh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/nhay-tren-bat-nhun-co-tac-dung-gi-cho-suc-khoe-169240922095040207.htm
Zalo