Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Đến khi giá trị thật của viên đá mà mình hàng chục năm dùng để chặn cửa được công bố thì cụ bà này đã không còn nữa.
Một cụ bà ở Romania đã sử dụng một khối đá nặng 3,5 kg làm đồ chặn cửa trong nhiều chục năm. Sau khi bà mất, người kế thừa tài sản của bà đã nhận ra giá trị thực sự của viên đá này. Theo đó, nó là niên đạitừ 38,5 đến 70 triệu năm, là đá hổ phách, hiện đang được bảo quản tại Bảo tàng Buzau. Với kích thước thuộc hàng một trong những khối hổ phách lớn nhất thế giới, lại có ý nghĩa đặc biệt về mặt khoa học và bảo tàng nên tảng đá hổ phách này được định giá lên đến 27 tỷ đồng.
Tại sao đá hổ phách lại đắt đỏ như vậy? Vì nó vốn được sản sinh từ loại nhựa của các loài cây cổ thụ, chủ yếu thuộc họ lá kim, có tuổi đời hàng triệu năm. Bề ngoài loại đá này có màu sấc và vẻ đẹp tự nhiên, vừa có thể chế tác thành trang sức quý lại vừa đem lại nhiều giá trị về khoa học và văn hóa. Màu sắc thường thấy của đá hổ phách là màu vàng, cam hoặc nâu đất và hiếm nhất là màu xanh lam.
Đá hổ phách là chất liêụbảo tồn các mẫu vật sinh học tuyệt vời. Trong các viên hổ phách thường chứa các loài côn trùng, thực vật hoặc thậm chí là động vật nhỏ có niên đại lên đến hàng triệu năm. Nhờ vào đó mà khi nghiên cứu sâu đá hổ phách, các nhà khoa học sẽ thu được vô số thông tin hữu ích về hệ sinh thái và môi trường sống của Trái Đất từ rất lâu về trước.
Đặc biệt, trong Đông y, hổ phách được xem là loại thuốc có tác dụng an thần, định kinh, lợi tiểu và tán ứ huyết. Về mặt tâm linh, đá hổ phách là vật may mắn, đem lại cho người sở hữu sự thuận lợi, xua đuổi những điều xui rủi.
Chính vì có giá trị lớn nên trên thị trường có nhiều kẻ xấu làm đá hổ phách giả một cách tinh vi và bán với giá "cắt cổ". Để phân biệt hàng thật hay giả, cần lưu ý rằng đá hổ phách thật thường có độ cứng thấp, dễ bị trầy xước và có mùi thơm đặc trưng khi đốt nóng.