Nguyên nhân nào khiến tiêm kích JAS 39 Gripen không thể tới Ukraine?

Ukraine đã tìm hiểu các vấn đề liên quan tới tiêm kích JAS 39 Gripen của Thụy Điển, và đi tới quyết định không mua loại chiến đấu cơ này.

"Không chỉ là vấn đề chi phí mua mới tiêm kích JAS 39 Gripen và đào tạo phi công. Đây là những hệ thống phức tạp và việc quản lý hai dòng máy bay cùng lúc sẽ quá khó khăn", Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Tobias Billström giải thích.

"Không chỉ là vấn đề chi phí mua mới tiêm kích JAS 39 Gripen và đào tạo phi công. Đây là những hệ thống phức tạp và việc quản lý hai dòng máy bay cùng lúc sẽ quá khó khăn", Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Tobias Billström giải thích.

Ông Billström lưu ý rằng mặc dù Ukraine có cơ hội mua JAS 39 Gripen, nhưng họ đã từ chối trong quá trình đàm phán. Quyết định này bị ảnh hưởng bởi sự sẵn có của tiêm kích F-16 đang được cung cấp với số lượng lớn.

Ông Billström lưu ý rằng mặc dù Ukraine có cơ hội mua JAS 39 Gripen, nhưng họ đã từ chối trong quá trình đàm phán. Quyết định này bị ảnh hưởng bởi sự sẵn có của tiêm kích F-16 đang được cung cấp với số lượng lớn.

Kyiv nhận thấy sẽ gặp khó khăn khi vận hành hai hệ thống hàng không quân sự khác nhau. Tuy nhiên ông Billström nói thêm rằng Thụy Điển sẵn sàng thảo luận về việc giao tiêm kích Gripen trong tương lai.

Kyiv nhận thấy sẽ gặp khó khăn khi vận hành hai hệ thống hàng không quân sự khác nhau. Tuy nhiên ông Billström nói thêm rằng Thụy Điển sẵn sàng thảo luận về việc giao tiêm kích Gripen trong tương lai.

Xin nhắc lại, chính phủ Thụy Điển đã công bố kế hoạch bắt đầu đào tạo phi công và nhân viên hàng không Ukraine trên máy bay JAS 39 Gripen từ một năm trước, nhưng có vẻ như bản kế hoạch này khó lòng trở thành hiện thực.

Xin nhắc lại, chính phủ Thụy Điển đã công bố kế hoạch bắt đầu đào tạo phi công và nhân viên hàng không Ukraine trên máy bay JAS 39 Gripen từ một năm trước, nhưng có vẻ như bản kế hoạch này khó lòng trở thành hiện thực.

Cuộc thảo luận của Thụy Điển về việc gửi máy bay chiến đấu Gripen đến Ukraine không phải là tin tức mới. Điều này đã diễn ra sôi nổi từ giữa năm ngoái, trùng với cuộc tranh luận bùng nổ về việc triển khai tiêm kích F-16.

Cuộc thảo luận của Thụy Điển về việc gửi máy bay chiến đấu Gripen đến Ukraine không phải là tin tức mới. Điều này đã diễn ra sôi nổi từ giữa năm ngoái, trùng với cuộc tranh luận bùng nổ về việc triển khai tiêm kích F-16.

Tại thời điểm đó, chính phủ trung hữu của Thụy Điển đang chuẩn bị bước đi chiến lược cho một khoản đóng góp máy bay chiến đấu tiềm năng cho Không quân Ukraine.

Tại thời điểm đó, chính phủ trung hữu của Thụy Điển đang chuẩn bị bước đi chiến lược cho một khoản đóng góp máy bay chiến đấu tiềm năng cho Không quân Ukraine.

Động thái này phù hợp với thông báo từ các đồng minh châu Âu như Na Uy, Đan Mạch, Bỉ và Hà Lan, tất cả đều có kế hoạch gửi máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-16 đến Kyiv.

Động thái này phù hợp với thông báo từ các đồng minh châu Âu như Na Uy, Đan Mạch, Bỉ và Hà Lan, tất cả đều có kế hoạch gửi máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-16 đến Kyiv.

Giữa hoạt động nhộn nhịp này, Bộ trưởng Quốc phòng Paul Jonsson đã chỉ đạo đánh giá tác động tiềm tàng của nhiều hình thức viện trợ khác nhau đối với khả năng chiến đấu của Ukraine, trong đó bao gồm các lựa chọn như xuất khẩu hoặc tặng tiêm kích Gripen.

Giữa hoạt động nhộn nhịp này, Bộ trưởng Quốc phòng Paul Jonsson đã chỉ đạo đánh giá tác động tiềm tàng của nhiều hình thức viện trợ khác nhau đối với khả năng chiến đấu của Ukraine, trong đó bao gồm các lựa chọn như xuất khẩu hoặc tặng tiêm kích Gripen.

JAS 39 Gripen được nhiều chuyên gia coi là lựa chọn tốt hơn cho Ukraine. Thiết kế kiến trúc mở, độ linh hoạt, hệ thống treo cứng hơn và khả năng bảo dưỡng trong điều kiện dã chiến... mang lại cho nó lợi thế chiến thuật lớn hơn nhiều so với F-16.

JAS 39 Gripen được nhiều chuyên gia coi là lựa chọn tốt hơn cho Ukraine. Thiết kế kiến trúc mở, độ linh hoạt, hệ thống treo cứng hơn và khả năng bảo dưỡng trong điều kiện dã chiến... mang lại cho nó lợi thế chiến thuật lớn hơn nhiều so với F-16.

Tiêm kích JAS 39 Gripen do Saab phát triển, và F-16 được Lockheed Martin sản xuất có sự khác biệt rõ rệt trong hệ thống điện tử hàng không của chúng, trong đó chiến đấu cơ Thụy Điển cho phép phi công nhận thức tình huống tốt và dễ điều khiển hơn.

Tiêm kích JAS 39 Gripen do Saab phát triển, và F-16 được Lockheed Martin sản xuất có sự khác biệt rõ rệt trong hệ thống điện tử hàng không của chúng, trong đó chiến đấu cơ Thụy Điển cho phép phi công nhận thức tình huống tốt và dễ điều khiển hơn.

Ngược lại, hệ thống điện tử hàng không của F-16 cũng được liên tục phát triển trong suốt thời gian phục vụ lâu dài của nó. Các biến thể mới nhất, chẳng hạn như F-16V, có buồng lái kính tiên tiến với màn hình màu cùng các tùy chọn tương tự như Gripen.

Ngược lại, hệ thống điện tử hàng không của F-16 cũng được liên tục phát triển trong suốt thời gian phục vụ lâu dài của nó. Các biến thể mới nhất, chẳng hạn như F-16V, có buồng lái kính tiên tiến với màn hình màu cùng các tùy chọn tương tự như Gripen.

Tuy nhiên các mẫu F-16 trước đó có nhiều thiết bị sử dụng công nghệ analog truyền thống hơn và ít màn hình kỹ thuật số hơn, điều này phản ánh những tiến bộ theo thời gian.

Tuy nhiên các mẫu F-16 trước đó có nhiều thiết bị sử dụng công nghệ analog truyền thống hơn và ít màn hình kỹ thuật số hơn, điều này phản ánh những tiến bộ theo thời gian.

Một điểm khác biệt quan trọng khác nằm ở hệ thống radar của chúng. Gripen được trang bị radar xung Doppler đa chế độ PS-05/A có khả năng theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc và cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao.

Một điểm khác biệt quan trọng khác nằm ở hệ thống radar của chúng. Gripen được trang bị radar xung Doppler đa chế độ PS-05/A có khả năng theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc và cung cấp hình ảnh có độ phân giải cao.

F-16 tùy thuộc vào biến thể, có thể được trang bị các loại radar khác nhau, trong đó phiên bản F-16V trang bị radar mảng quét điện tử chủ động (AESA) AN/APG-83 cung cấp khả năng phát hiện và theo dõi nâng cao so với các radar quét cơ học trước đó.

F-16 tùy thuộc vào biến thể, có thể được trang bị các loại radar khác nhau, trong đó phiên bản F-16V trang bị radar mảng quét điện tử chủ động (AESA) AN/APG-83 cung cấp khả năng phát hiện và theo dõi nâng cao so với các radar quét cơ học trước đó.

Mặc dù vậy phiên bản F-16 mà Ukraine nhận được có lẽ chỉ được nâng cấp lên tối đa là tiêu chuẩn Block 50/52, có tính năng kỹ chiến thuật không bằng JAS 39 Gripen, bởi vậy việc từ chối chiến đấu cơ Thụy Điển vẫn bị đánh giá là "đáng tiếc".

Mặc dù vậy phiên bản F-16 mà Ukraine nhận được có lẽ chỉ được nâng cấp lên tối đa là tiêu chuẩn Block 50/52, có tính năng kỹ chiến thuật không bằng JAS 39 Gripen, bởi vậy việc từ chối chiến đấu cơ Thụy Điển vẫn bị đánh giá là "đáng tiếc".

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nguyen-nhan-nao-khien-tiem-kich-jas-39-gripen-khong-the-toi-ukraine-post582645.antd
Zalo