Nguồn vốn quản lý và huy động tăng 1.002 tỷ đồng
Tháng 2/2025, tổng nguồn vốn quản lý và huy động trên địa bàn tỉnh đạt 35.371 tỷ đồng, tăng 1.002 tỷ đồng so với 31/12/2024, tương đương tăng 2,9%.

Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bảo Lâm tổ chức giao dịch tại xã Quảng Lâm.
Trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 30.377 tỷ đồng, tăng 3,4% gồm 7.518 tỷ đồng tiền gửi thanh toán, tăng 1,2%; 22.795 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm, tăng 4,1%; 64 tỷ đồng phát hành giấy tờ có giá; Nguồn vốn quản lý đạt 4.994 tỷ đồng, tăng 0,2%.
Doanh số cho vay đạt 1.999 tỷ đồng; doanh số thu nợ đạt 1.995 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 16.608 tỷ đồng, giảm 1,4% so với 31/12/2024, gồm 5.968 tỷ đồng dư nợ ngắn hạn, giảm 7,5%; 10.640 tỷ đồng dư nợ trung - dài hạn, tăng 2,3%. Nợ xấu đến 28/2 là 160 tỷ đồng, giảm 1,4 tỷ đồng so với 31/12/2024, chiếm 0,96% trong tổng dư nợ.
Hiện, trên địa bàn tỉnh có 365 doanh nghiệp, 30 hợp tác xã có dư nợ 5.110 tỷ đồng tại các ngân hàng thương mại, tăng 0,5%. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh (gồm cả Ngân hàng Chính sách xã hội) đạt 8.440 tỷ đồng, tăng 0,7% so với 31/12/2024. Trong đó, dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP tại các ngân hàng thương mại đạt 4.020 tỷ đồng, tăng 6,1% so với 31/12/2024.
Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đạt 4.740 tỷ đồng, tăng 1,9%. Dư nợ tập trung ở một số chương trình: Cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay giải quyết việc làm, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường…