Người phụ nữ nào từ thân phận nô tỳ trở thành vương phi nước Việt?
Xuất thân từ thân phận nô tì, bà đã chinh phục trái tim nhà vua và để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử.
1. Ai từ thân phận nô tỳ trở thành vương phi nước Việt?
Tống Thị Lan
0%
Phạm Thị Hằng
0%
Tống Ỷ Lan
0%
Lê Thị Thanh
0%
Chính xác
Theo sách "Kể chuyện chốn hậu cung", lịch sử phong kiến Việt Nam từng xuất hiện một người phụ nữ có số phận đặc biệt tên Lê Thị Thanh, tức Mẫn Lệ phi (chưa rõ năm sinh, năm mất, nhiều tài liệu không ghi tên, chỉ ghi bà phi họ Lê). Theo đó, từ thân phận nô tỳ, bà đã bất ngờ trở thành cung phi nước Việt.
2. Bà trở thành Vương phi vào thời kỳ nào?
Nhà Trần
0%
Nhà Lê sơ
0%
Nhà Hậu Lê
0%
Nhà Nguyễn
0%
Chính xác
Theo chính sử, Mẫn Lệ phi Lê Thị Thanh là vợ vua Lê Uy Mục, hoàng đế thứ 8 của nhà Hậu Lê, làm vua năm 1504-1509.
Bà được vua Lê Uy Mục đưa vào hậu cung, lập làm Vương Phi. Sau này vua Lê Tương Dực truất ngôi và giáng Lê Uy Mục xuống làm Mẫn Lệ Vương nên sử sách đời sau thường gán tên gọi cho bà Vương Phi họ Lê là Mẫn Lệ Phi.
3. Người phụ nữ này sinh ra ở đâu?
Thăng Long (Hà Nội)
0%
Nam Định
0%
Quảng Trị
0%
Huế
0%
Chính xác
Bà sinh ra và lớn lên ở xã Sa Lung, châu Minh Linh, nay thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, tổ tiên bà có gốc từ Nam Trực, Nam Định.
4. Bà đã gặp vua Lê Uy Mục trong hoàn cảnh nào?
Khi đang làm người hầu trong cung điện
0%
Khi theo cậu ruột đi khai khẩn đất đai
0%
Khi học cùng hoàng tử tại nơi dạy học
0%
Khi được tuyển chọn vào cung làm phi tần
0%
Chính xác
Theo sách Ô Châu cận lục do Thượng thư triều Mạc Dương Văn An chép lại: Bà phi họ Lê vốn là con gái hầu hạ trong cung, lúc Mẫn Lệ Vương (Lê Uy Mục) còn ở nơi dành cho hoàng tử, theo học vương phó, bà cũng đến học ở đây. Vương thấy bà lấy làm vừa ý, hai người trở nên quyến luyến nhau.
5. Bà được phong làm Vương phi khi nào?
Ngay sau khi vào cung
0%
Khi Lê Uy Mục lên ngôi vua
0%
Sau khi sinh hoàng tử
0%
Sau khi giúp vua trong cuộc chiến tranh giành ngôi báu
0%
Chính xác
Khi Lê Uy Mục lên ngôi (1498), ông lập bà phi họ Lê làm Vương Phi vì tình yêu sâu đậm dành cho bà. Sau khi Vua Lê Tương Dực truất ngôi và giáng Lê Uy Mục xuống làm Mẫn Lệ Vương nên sử sách đời sau thường gán tên gọi cho bà Vương phi họ Lê là Mẫn Lệ phi.
6. Sau khi vào cung, bà phi họ Lê có đóng góp gì cho triều đình?
Giúp vua trị nước, cố vấn chính sự
0%
Cùng các anh em khai khẩn đất đai, lập làng xã
0%
Lãnh đạo quân đội chống giặc ngoại xâm
0%
Đề xuất cải cách pháp luật
0%
Chính xác
Bà Vương phi họ Lê cùng người anh trai là ngài Lê Viết Đáo và em trai (khuyết danh) là những người có công lao to lớn trong việc mở mang cương thổ về phía Nam.
Họ đã tiến hành công cuộc khai hoang, lập địa, mộ dân ở nhiều nơi, chủ yếu là các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh trở vào đến định cư, lập nghiệp, quy tụ thành làng xóm từ vùng Sen Thủy (tỉnh Quảng Bình) cho đến vùng Hạ Bạn (huyện Gio Linh, Quảng Trị).
7. Sau khi mất, bà được lập miếu thờ gọi là miếu bà Râm, đúng hay sai?
Đúng
0%
Sai
0%
Chính xác
Để tưởng nhớ công lao to lớn của bà Vương phi họ Lê, người dân làng Sa Trung (Sa Lung), lập miếu thờ bà tại khu vực Lòi Xó Rọ. Ngôi miếu này được gọi với nhiều tên khác nhau như miếu bà, miếu bà vương phi họ Lê, miếu bà chúa, miếu bà Mẫn Lệ phi... Thú vị hơn cả là tên gọi miếu bà Râm do người dân đặt, ngụ ý khen bà như một cây đại thụ, tỏa bóng râm mát, che chở cho dân chúng.