Người phụ nữ bị lừa làm đám cưới, 'sốc nặng' khi biết thân phận chú rể

Sự việc xảy ra với người phụ nữ đã khiến không ít người xôn xao.

Ngày 25/4/2015, một người phụ nữ 49 tuổi, được gọi là bà A (tên đã được thay đổi), đã tìm đến ông Boonthipat Charoenliha – đại diện của tổ chức Kla Yak Kla – để nhờ giúp đỡ sau khi trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo tinh vi. Người bị tố cáo là ông Suwit Klinkesorn, 51 tuổi, kẻ đã giả mạo danh tính là sĩ quan cảnh sát cấp cao và lừa đảo số tiền lên đến khoảng 100.000 baht. Suwit tự nhận mình là Trung tá cảnh sát thuộc lực lượng phòng chống ma túy tỉnh Khu vực 7, và còn tuyên bố là cháu ruột của Trung tướng Rewat Klin-kesorn, một cựu lãnh đạo cấp cao trong ngành công an Thái Lan.

Mối quan hệ giữa hai người bắt đầu từ tháng 12/2014, khi bà A đang phát trực tiếp trên TikTok. Suwit, với tài khoản mang chính tên mình, đã nhắn tin làm quen. Ông ta giới thiệu bản thân là người nhà của Trung tướng Rewat – một vị tướng mà bà A vốn ngưỡng mộ từ lâu. Lời giới thiệu cùng với sự tự tin của Suwit đã khiến bà tin tưởng, đặc biệt khi ông ta còn mang cùng họ với vị tướng nọ. Họ chuyển sang trò chuyện qua Line và dần dần phát triển mối quan hệ tình cảm. Một tháng sau, Suwit ngỏ lời muốn làm bạn trai của bà A. Tin tưởng vào thân thế và chức vụ mà Suwit vẽ ra, bà A đã chấp nhận.

Người phụ nữ tìm đến ông Boonthipat Charoenliha – đại diện của tổ chức Kla Yak Kla – để nhờ giúp đỡ sau khi trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo tinh vi.

Người phụ nữ tìm đến ông Boonthipat Charoenliha – đại diện của tổ chức Kla Yak Kla – để nhờ giúp đỡ sau khi trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo tinh vi.

Sau khi chính thức hẹn hò, Suwit bắt đầu mượn tiền, nói rằng đó là chi phí để mua xăng và đồ ăn cho “đội trinh sát” đang làm nhiệm vụ chống ma túy tại tỉnh Phetchaburi. Hắn còn hứa rằng sau khi được bổ nhiệm làm cố vấn cho Tổng cục trưởng Cảnh sát, số tiền này sẽ được hoàn lại từ ngân sách nhà nước. Bị thuyết phục bởi những lời hứa hẹn có vẻ rất hợp lý, bà A đã nhiều lần chuyển tiền cho Suwit, thậm chí còn rút tiền mặt để đưa trực tiếp.

Không chỉ dừng lại ở đó, Suwit còn vẽ ra một câu chuyện tình yêu lãng mạn. Hắn thường rủ bà A đi xa, nói là “đi công tác điều tra”. Mỗi lần như vậy, Suwit để bà ở lại khách sạn còn mình thì biến mất vài tiếng, sau đó quay lại nói rằng đã “xong việc”. Thậm chí, vào đầu năm 2015, Suwit còn cầu hôn bà A, hứa hẹn tổ chức đám cưới tại trang trại của Trung tướng Rewat ở tỉnh Kanchanaburi, nơi mà vị tướng cùng vợ sẽ đứng ra chủ trì hôn lễ. Để tăng thêm sự tin tưởng, hắn còn nói sẽ chuẩn bị nhẫn cưới vào ngày 10/5.

Tuy nhiên, khi nhóm bạn của bà A kiểm tra sự thật về địa điểm tổ chức đám cưới tại một vườn nho ở Kanchanaburi, họ phát hiện nơi này chưa từng tổ chức bất kỳ lễ cưới nào. Đồng thời, khi tra cứu thông tin với lực lượng cảnh sát, không hề có sĩ quan nào tên là Suwit Klinkesorn giữ chức vụ như hắn từng nói. Đến lúc này, bà A mới nhận ra mình đã bị lừa một cách bài bản.

Bà A đã gửi đơn tố cáo Suwit về hành vi gian lận vào ngày 5/3. Dù bị bắt giữ và đưa ra Tòa án tỉnh Nonthaburi, Suwit được tại ngoại sau khi nộp 10.000 baht. Tuy nhiên, hắn không dừng lại ở đó mà còn liên tục tìm cách liên lạc, thuyết phục bà rút đơn kiện. Ngày 17/4, Suwit bất ngờ xuất hiện trước nhà bà A, để lại một mảnh giấy xin lỗi treo trên hàng rào – hành vi khiến bà hoảng sợ tột độ, vì điều này cho thấy hắn vẫn theo dõi bà sau khi được tại ngoại.

Đại diện tổ chức Kla Yak Kla – ông Boonthipat – cho biết hành vi của Suwit không chỉ lừa đảo mà còn có dấu hiệu đe dọa, xâm phạm đời tư và gây bất ổn tâm lý cho nạn nhân. Vì bà A sống một mình, tổ chức này đã hỗ trợ bà làm thủ tục xin vào chương trình bảo vệ nhân chứng phối hợp với Bộ Tư pháp, nhằm đảm bảo an toàn trước những hành vi đáng lo ngại của kẻ giả danh này.

Minh Quân

Nguồn SaoStar: https://www.saostar.vn/vong-quanh-the-gioi/nguoi-phu-nu-bi-lua-lay-chong-soc-nang-vi-than-phan-chu-re-202504252205464611.html
Zalo