Người lính Tây Tiến xuất hiện trong giai đoạn nào?
Tây Tiến là tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Quang Dũng, đồng thời cũng là tên một đơn vị bộ đội có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào, Thượng Lào, Tây Bắc Bộ Việt Nam.
1. Người lính Tây Tiến xuất hiện trong giai đoạn nào?
Trước Cách mạng Tháng 8
Kháng chiến chống Pháp
Kháng chiến chống Mỹ
Chính xác
Tây Tiến là đơn vị quân đội thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp cùng bộ đội Pha Thét Lào bảo vệ biên giới Lào – Việt, đánh tiêu hao lực lượng Pháp ở vùng Thượng Lào. Địa bàn hoạt động của đoàn quân này khá rộng, từ Mai Châu, Mộc Châu, đến Sầm Nứa rồi vòng về các địa phương thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều người là học sinh, sinh viên. Họ phải chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Dẫu vậy, bộ đội Tây Tiến vẫn lập nhiều chiến công lớn.
2. Tác giả Quang Dũng giữ chức vụ nào trong đoàn quân Tây Tiến?
Tiểu đội trưởng
Trung đội trưởng
Đại đội trưởng
Tiểu đoàn trưởng
Chính xác
Quang Dũng, tên thật là Bùi Đình Diệm (1921 – 1988), sinh tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây cũ. Ông là nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ nổi tiếng, thuộc thế hệ nghệ sĩ miền Bắc thành danh sau Cách mạng tháng Tám.
Bài thơ Tây Tiến được Quang Dũng sáng tác năm 1948, khi đóng quân tại Phù Lưu Chanh – một làng chài ven bờ sông Đáy. Sau này, ông làm đến chức Đại đội trưởng tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến, Trưởng ban tuyên huấn Trung đoàn 52 và Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu 3.
3. Sông Mã được Quang Dũng nhắc tới mấy lần trong bài thơ Tây Tiến?
1
2
3
4
Chính xác
Sông Mã là con sông xuất phát từ địa phận Lào, chảy qua tỉnh Điện Biên, Sơn La rồi quay lại Lào, sau đó chảy vào Việt Nam ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Đây cũng là địa bàn nơi đoàn quân Tây Tiến hoạt động.
Trong bài thơ của tác giả Quang Dũng, sông Mã xuất hiện 2 lần. Lần đầu ở đoạn mở bài: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi/ Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi” và đoạn gần cuối bài: “Áo bào thay chiếu, anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
4. Địa danh Pha Luông trong bài thơ Tây Tiến nằm ở tỉnh nào?
Sơn La
Điện Biên
Thanh Hóa
Nghệ An
Chính xác
Đỉnh Pha Luông hay còn gọi là Bờ Lung (tiếng Thái có nghĩa là núi lớn) nằm tại xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, gần biên giới Việt – Lào, cách trung tâm thị trấn khoảng 40km.
Nằm ở độ cao 2.000m so với mực nước biển, Pha Luông được xem như nóc nhà của Mộc Châu và thuộc danh sách các điểm du lịch đẹp nhất vùng Tây Bắc. Trong tác phẩm Tây Tiến, đỉnh núi này xuất hiện trong câu thơ: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống/ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.
5. Ngoài bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng còn nổi tiếng với tập hồi ký nào về Tây Tiến?
Bộ đội Tây Tiến
Trung đoàn Tây Tiến
Đoàn binh Tây Tiến
Chiến dịch Tây Tiến 2
Chính xác
Năm 2019, gia đình nhà thơ Quang Dũng phối hợp cùng nhà xuất bản phát hành cuốn hồi ký Đoàn binh Tây Tiến. Đoàn binh Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng được viết năm 1952. Trong đó, nhà thơ nhớ về những sự kiện xảy năm 1948, khi ông tham gia Đoàn Võ trang Tuyên truyền biên khu Lào - Việt (tiền thân của binh đoàn Tây Tiến). Nội dung xoay quanh những nhiệm vụ đoàn được giao như: đi tới các bản, chòm, mường để tuyên truyền chính sách đoàn kết của Chính phủ, ý chí kháng chiến của dân tộc và tinh thần của quân đội Việt Nam.
Cuốn sách sau đó đạt giải A giải thưởng Sách Quốc gia năm 2020. Do tác giả đã qua đời nên con gái Quang Dũng là bà Bùi Thị Phương Thảo đã thay mặt gia đình nhận giải.