Người dân nên tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu

Trước thông tin của Bộ Y tế về việc ghi nhận 1 bệnh nhân ở tỉnh Nghệ An tử vong do bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong này, phóng viên Báo Quảng Ngãi đã có cuộc trao đổi với thạc sĩ, bác sĩ Phan Minh Đan - Phó Giám đốc Sở Y tế xoay quanh căn bệnh này.* PV:* Ông Phan Minh Đan:PV: * Ông Phan Minh Đan: * PV: * Ông Phan Minh Đan:* PV: Ý THUTIN, BÀI LIÊN QUAN:

Thạc sĩ, bác sĩ Phan Minh Đan. Ảnh: Ý THU

Thạc sĩ, bác sĩ Phan Minh Đan. Ảnh: Ý THU

Thưa ông, thông tin về việc một bệnh nhân trẻ (18 tuổi) tại Nghệ An tử vong do bệnh bạch hầu và một bệnh nhân khác mắc bệnh bạch hầu có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong này đang khiến nhiều người lo lắng về mức độ nguy hiểm cũng như đường lây truyền của căn bệnh. Xin ông nói rõ hơn về vấn đề này?

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Bệnh này do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh bạch hầu thuộc nhóm B (là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và tử vong) trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Khi mắc bệnh bạch hầu, bệnh nhân thường xuất hiện giả mạc (hay còn gọi là màng giả) dày, màu trắng ngà, bám chặt và lan nhanh, bao phủ vòm họng, mũi, thanh quản... Khi giả mạc lan rộng có thể gây tắc nghẽn đường thở, làm bệnh nhân suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Cùng với đó, bệnh bạch hầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, biến chứng thường gặp nhất là viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim.

Là bệnh dễ lây lan, nhưng tại Việt Nam, bệnh bạch hầu đã nằm trong chiến lược tiêm chủng vắc xin từ năm 1981 và được duy trì cho đến ngày nay. Do đó, tỷ lệ nhiễm bạch hầu trong cộng đồng rất thấp, thường xảy ra đối với các trường hợp chưa tiêm vắc xin mà có tiếp xúc với mầm bệnh. Vì vậy, người dân không nên quá lo lắng về căn bệnh này.

Có phải những người đã tiêm vắc xin bạch hầu, thì không còn nguy cơ mắc bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch hầu là bệnh có vắc xin phòng bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Vắc xin bạch hầu được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ em, với đủ 3 liều lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và nhắc lại 1 lần vào lúc 18 tháng tuổi. Trẻ từ 4 - 6 tuổi có thể nhắc lại vắc xin “4 trong 1” phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.

Khi trẻ em đã tiêm vắc xin đầy đủ theo đúng liệu trình tiêm chủng khuyến cáo, có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả những người đã tiêm vắc xin bạch hầu đều không còn nguy cơ mắc bệnh này. Bởi, đối với các trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như Lupus ban đỏ, HIV, AIDS... thì dù đã từng tiêm vắc xin bạch hầu, vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

Xin ông cho biết, để chủ động bảo vệ sức khỏe trước bệnh bạch hầu, người dân cần làm gì?

Khi có tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu, mỗi người cần tuân thủ việc vào bệnh viện để cách ly, theo dõi, chẩn đoán và điều trị. Việc phát hiện sớm, cách ly kịp thời, đảm bảo các nguyên tắc trong cách ly sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, mỗi người dân cần phải thông suốt rằng, vắc xin bạch hầu có vai trò quan trọng trong bảo vệ cơ thể tránh nhiễm bệnh và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng. Vì vậy, trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng. Người lớn cũng nên tiêm vắc xin bạch hầu và tiêm nhắc lại vắc xin 10 năm/lần để củng cố khả năng miễn dịch của cơ thể.

Một lưu ý nữa là, những năm gần đây, phụ nữ trước khi mang thai hoặc đang mang thai ở tuần thứ 27 đến dưới 35, hầu hết chỉ tiêm nhắc lại vắc xin phòng uốn ván mà không tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà. Đối với vấn đề này, các cơ sở y tế cần tích cực khuyến cáo đến người dân là, cần tiêm đầy đủ cả 3 mũi vắc xin phòng bệnh.

Xin cảm ơn ông!

(thực hiện)

Nguồn Quảng Ngãi: http://baoquangngai.vn/phong-van-doi-thoai/202407/nguoi-dan-nen-tiem-vac-xin-phong-benh-bach-hau-90212ea/
Zalo