Người dân làng phật thủ huyện Đan Phượng tất bật chuẩn bị Tết 2025

Cận kề Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân làng phật thủ tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) đang tất bật chăm bón, bổ sung dinh dưỡng cho lứa phật thủ còn lại sau bão số 3 (Yagi) để chuẩn bị cung ứng ra thị trường trong dịp Tết năm nay.

 Huyện Đan Phượng, với các xã ven sông như Trung Châu, Đồng Tháp, Hồng Hà, Liên Hồng, từ lâu nổi tiếng là vùng trồng phật thủ lớn nhất miền Bắc. Sau cơn bão Yagi, những vườn cây giờ đây đã phủ xanh trở lại, tuy nhiên cây lại thưa quả, thậm chí không cho quả khiến không khí nơi đây trầm lắng hơn bao giờ hết.

Huyện Đan Phượng, với các xã ven sông như Trung Châu, Đồng Tháp, Hồng Hà, Liên Hồng, từ lâu nổi tiếng là vùng trồng phật thủ lớn nhất miền Bắc. Sau cơn bão Yagi, những vườn cây giờ đây đã phủ xanh trở lại, tuy nhiên cây lại thưa quả, thậm chí không cho quả khiến không khí nơi đây trầm lắng hơn bao giờ hết.

 Người dân nơi đây cho biết, mỗi cây phật thủ đến vụ thu hoạch sẽ cho từ 40 - 70 quả, nhưng cơn bão Yagi đã khiến nước sông Hồng dâng cao, ngập úng suốt nhiều ngày. Nước ngập khiến quả bị thối, rụng và gây tổn thương cho bộ rễ cây. Giờ đây, nhiều cây chỉ mọc lại được vài quả non, thưa thớt, không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, trong khi người dân phải đối mặt với thiệt hại nặng nề và chi phí phục hồi lớn.

Người dân nơi đây cho biết, mỗi cây phật thủ đến vụ thu hoạch sẽ cho từ 40 - 70 quả, nhưng cơn bão Yagi đã khiến nước sông Hồng dâng cao, ngập úng suốt nhiều ngày. Nước ngập khiến quả bị thối, rụng và gây tổn thương cho bộ rễ cây. Giờ đây, nhiều cây chỉ mọc lại được vài quả non, thưa thớt, không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, trong khi người dân phải đối mặt với thiệt hại nặng nề và chi phí phục hồi lớn.

 Chia sẻ với phóng viên, anh Tạ Lợi (huyện Đan Phượng, Hà Nội) cho biết, gia đình anh sở hữu 300 gốc phật thủ trên một mẫu đất. Cơn bão lũ vừa qua đã gây thiệt hại lớn cho gia đình anh. “10% số cây trong vườn tôi chết hẳn, trong khi 90% số cây còn lại gần như hỏng hết quả. Mỗi năm, vào vụ Tết, tôi thu về khoảng 500 triệu đồng, nhưng năm nay may mắn lắm mới thu được 50 triệu đồng", anh Lợi nói thêm.

Chia sẻ với phóng viên, anh Tạ Lợi (huyện Đan Phượng, Hà Nội) cho biết, gia đình anh sở hữu 300 gốc phật thủ trên một mẫu đất. Cơn bão lũ vừa qua đã gây thiệt hại lớn cho gia đình anh. “10% số cây trong vườn tôi chết hẳn, trong khi 90% số cây còn lại gần như hỏng hết quả. Mỗi năm, vào vụ Tết, tôi thu về khoảng 500 triệu đồng, nhưng năm nay may mắn lắm mới thu được 50 triệu đồng", anh Lợi nói thêm.

 “Sau lũ, chúng tôi cắt tỉa cành hỏng, xử lý đất, bổ sung phân bón để cây phục hồi. Dù không kịp cho vụ Tết năm nay, nhưng hy vọng cây sẽ khỏe lại và cho nhiều quả vào mùa sau”, anh Lợi cho hay.

“Sau lũ, chúng tôi cắt tỉa cành hỏng, xử lý đất, bổ sung phân bón để cây phục hồi. Dù không kịp cho vụ Tết năm nay, nhưng hy vọng cây sẽ khỏe lại và cho nhiều quả vào mùa sau”, anh Lợi cho hay.

 “Gia đình tôi trồng 500 cây phật thủ, trong đó 100 cây đã chết hẳn, tổng số quả còn khoảng 10% sống để bán hàng Tết. Phật thủ là loại cây khó tính, nhưng nếu chăm sóc đúng cách, cây vẫn phục hồi tốt và cho nhiều quả. Tôi tin rằng với sự chăm chút cẩn thận, mùa vụ tới người nông dân sẽ được bù đắp cho những thiệt hại năm nay”, một hộ dân khác gần đó chia sẻ.

“Gia đình tôi trồng 500 cây phật thủ, trong đó 100 cây đã chết hẳn, tổng số quả còn khoảng 10% sống để bán hàng Tết. Phật thủ là loại cây khó tính, nhưng nếu chăm sóc đúng cách, cây vẫn phục hồi tốt và cho nhiều quả. Tôi tin rằng với sự chăm chút cẩn thận, mùa vụ tới người nông dân sẽ được bù đắp cho những thiệt hại năm nay”, một hộ dân khác gần đó chia sẻ.

 Thực tế, việc khôi phục vườn phật thủ sau bão đòi hỏi rất nhiều công sức và chi phí. Người dân phải tiến hành nhiều công đoạn và thời gian để cải tạo cây.

Thực tế, việc khôi phục vườn phật thủ sau bão đòi hỏi rất nhiều công sức và chi phí. Người dân phải tiến hành nhiều công đoạn và thời gian để cải tạo cây.

 Phật thủ có hình dáng đặc biệt giống bàn tay Phật, được xem là biểu tượng của sự che chở, bảo vệ và mang lại bình an, tài lộc. Để có một quả phật thủ đẹp, cây cần được chăm sóc cẩn thận trong ít nhất 3 năm, từ khâu uốn cành, tỉa cành cho đến điều chỉnh thời điểm ra hoa, kết trái. Năm nay, người dân chỉ có thể dựa vào số quả ít ỏi còn sót lại để bù đắp phần nào thiệt hại.

Phật thủ có hình dáng đặc biệt giống bàn tay Phật, được xem là biểu tượng của sự che chở, bảo vệ và mang lại bình an, tài lộc. Để có một quả phật thủ đẹp, cây cần được chăm sóc cẩn thận trong ít nhất 3 năm, từ khâu uốn cành, tỉa cành cho đến điều chỉnh thời điểm ra hoa, kết trái. Năm nay, người dân chỉ có thể dựa vào số quả ít ỏi còn sót lại để bù đắp phần nào thiệt hại.

 Giá bán mỗi quả phật thủ thường dao động từ 20.000 đến 60.000 đồng, với loại đẹp có thể đạt từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. Tuy nhiên, theo các nhà vườn, năm nay giá phật thủ dự kiến sẽ tăng mạnh do mất mùa, nguồn cung giảm nghiêm trọng. Nhiều hộ dân thậm chí không có hàng để cung ứng ra thị trường.

Giá bán mỗi quả phật thủ thường dao động từ 20.000 đến 60.000 đồng, với loại đẹp có thể đạt từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. Tuy nhiên, theo các nhà vườn, năm nay giá phật thủ dự kiến sẽ tăng mạnh do mất mùa, nguồn cung giảm nghiêm trọng. Nhiều hộ dân thậm chí không có hàng để cung ứng ra thị trường.

 Hoa phật thủ trắng tinh khôi, tỏa hương nhẹ nhàng, vẫn nở rộ giữa tán lá xanh mướt, mang lại hy vọng cho một mùa vụ mới.

Hoa phật thủ trắng tinh khôi, tỏa hương nhẹ nhàng, vẫn nở rộ giữa tán lá xanh mướt, mang lại hy vọng cho một mùa vụ mới.

 Ở hướng khác, nhiều hộ dân đang trồng lại những cây phật thủ mới cho mùa vụ năm sau.

Ở hướng khác, nhiều hộ dân đang trồng lại những cây phật thủ mới cho mùa vụ năm sau.

 Cơn lũ lịch sử vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều xã trồng phật thủ ven sông Hồng. Các xã Hồng Hà, Liên Hồng, Đồng Tháp, nước lũ dâng cao, ngập úng suốt nhiều ngày khiến nhiều vườn phật thủ bị thối rễ và bị hủy hoại hoàn toàn khiến nguồn cung phật thủ năm nay vô cùng khan hiếm.

Cơn lũ lịch sử vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều xã trồng phật thủ ven sông Hồng. Các xã Hồng Hà, Liên Hồng, Đồng Tháp, nước lũ dâng cao, ngập úng suốt nhiều ngày khiến nhiều vườn phật thủ bị thối rễ và bị hủy hoại hoàn toàn khiến nguồn cung phật thủ năm nay vô cùng khan hiếm.

Việt Trung

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/nguoi-dan-lang-phat-thu-huyen-dan-phuong-tat-bat-chuan-bi-tet-2025-post328061.html
Zalo