Người dân chung cư ứng phó siêu bão Yagi thế nào?
Người dân tại các tòa chung cư Hà Nội từ ngày hôm qua đã sẵn sàng cho việc đón siêu bão Yagi.
Bão số 3 Yagi chiều 7/9 cấp 13, giật cấp 16
Theo TTKTTV Quốc gia, lúc 13 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão khoảng 20.7 độ Vĩ Bắc; 107.3 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất: Cấp 13 (134-149km/h), giật cấp 16. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15-20km/h.
Theo dự báo, "mắt bão" số 3 Yagi có thể đi qua các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái...
Cũng theo tin bão số 3 Yagi mới nhất chiều 7/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 13, giật cấp 14; Đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 13, giật cấp 16; Tiên Yên (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Đầm Hà (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 8, giật cấp 12; Cửa Ông (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 12, giật cấp 14; Đông Xuyên (Hải Phòng) gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; Ba Lạt (Thái Bình) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10,…
Người dân chung cư ứng phó siêu bão Yagi thế nào?
Để đảm bảo an toàn trước siêu bão Yagi, người dân chung cư cần chú ý:
Không đứng gần cửa sổ, cửa kính sảnh
Chuẩn bị đèn pin, nến, và pin dự phòng để sử dụng khi mất điện.
Biết rõ các lối thoát hiểm và cầu thang bộ, và nhớ tránh sử dụng thang máy khi có bão.
Di chuyển xe xuống hầm hoặc nhà xe nổi, tuyệt đối không dừng, đỗ xe tại khu vực sảnh, đường nội khu, dưới gốc cây.
Kiểm tra thoát sàn khu vực ban công và logia, đảm bảo không bị rác, lá cây gây tắc, trường hợp mưa to có thể nhấc nắp thoát sàn ra ngoài tránh tình trạng nước mưa không kịp thoát tràn ngược vào căn hộ.
Kê cao chân máy giặt, máy sấy bên ngoài logia, ban công và có bạt che chắn để hạn chế việc nước mưa ngắm vào gây hư hại tài sản
Nên chèn khăn ở cửa logia, chân cửa kính để phòng tránh việc tràn nước, hắt nước từ bên ngoài vào trong căn hộ
Khi ra khỏi nhà, cần lưu ý đóng hết các cửa sổ, cửa ban công và logia, đảm bảo khi trời mưa nước không vào bên trong căn hộ gây hư hỏng thiết bị, tài sản
Không treo/đặt các vật như: chậu/giờ cây/hoa, vật dụng trang trí, các thiết bị thu phát sóng, chai, lọ, chậu cây sảnh sử, bình thủy tinh, quần áo, đồ đạc nhẹ trên hoặc bên ngoài khu vực ban công và logia, cửa sổ căn hộ để tránh rơi vỡ xuống dưới.
Không phơi, treo móc quần áo ở ban công, logia khi có gió mạnh
Bạn nên chuẩn bị tất cả những đồ dùng cần thiết ở vị trí dễ thấy để khi cần sử dụng không bị luống cuống, mất thời gian.
Các chuyên gia về an toàn bão khuyên bạn nên dự trữ đủ 10 ngày cho tất cả thực phẩm, nước và các vật dụng an toàn.
Che chắn những ổ cắm điện ngoài ban công bằng cách dính băng dính, dùng hộp bảo vệ ổ cắm, rút nguồn điện.
Sau khi bão đổ bộ, cư dân chung cư cần tiếp tục theo dõi tin tức và cập nhật tình hình thời tiết ngay cả khi bão đã đổ bộ vào đất liền; chỉ được phép về nhà từ nơi sơ tán khi có sự cho phép của chính quyền địa phương.
Đồng thời, chú ý đến các yếu tố nguy hiểm như: Đường dây điện bị đứt và nước nhiễm điện, vì thông thường khi bão tan khả năng lũ lụt vẫn còn xảy ra.
Tuyệt đối không đến gần hoặc đi vào các tòa nhà đã bị hư hại, ngập nước; tuân thủ theo biển cảnh báo khi lái xe, không đi vào đường bị ngập nước hoặc có chướng ngại vật (ngay cả với phương tiện lớn) vì phương tiện có thể bị nước cuốn trôi hoặc nguy hiểm.