Làm bánh đa gấc ở xứ Thanh. Video: Đình Minh
Theo UBND xã Tân Châu (huyện Thiệu Hóa), nghề làm bánh đa truyền thống ở làng Đắc Châu đã có từ hơn 100 năm trước. Đến nay, toàn xã có khoảng 200 hộ làm bánh đa, bánh đa nem. Ảnh: Đình Minh
Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí làm việc bên trong ngôi làng trở nên tấp nập, hối hả khi các đơn hàng gia tăng, người dân phải làm việc cả ngày lẫn đêm để sản xuất đủ sản phẩm. Ảnh: Đình Minh
Bà Nguyễn Thị Tâm (chủ cơ sở làm bánh Quế Tâm), trú thôn Đắc Châu 2 cho biết: Từ đầu tháng 1/2025 đến nay, các đơn hàng bánh đa bắt đầu tăng mạnh, trong đó, sản phẩm được thương lái ưa thích và thu mua nhiều nhất là bánh đa gấc. Ảnh: Đình Minh
Lý giải về điều này, bà Tâm cho rằng: Bánh đa được làm từ gấc có màu đỏ bắt mắt, nhiều người quan niệm ăn bánh đa đỏ đầu năm sẽ mang đến sự may mắn, đầy đủ, sung túc trong cả năm. Ảnh: Đình Minh
Bà Tâm cho biết: Mỗi ngày, cơ sở của bà tráng khoảng hơn 1.000 cái bánh đa gấc, bán với giá từ 7.000 - 10.000 đồng/cái. 'Ngày cận Tết, dù cơ sở đã huy động tới 10 lao động để làm việc nhưng vẫn chưa trả hết các đơn hàng cho thương lái', bà Tâm nói. Ảnh: Đình Minh
Chị Nguyễn Thị Lan, một hộ làm bánh đa thủ công tại làng Đắc Châu 1 cho biết: Để tạo ra một chiếc bánh đa gấc thơm ngon thì cách chế biến rất quan trọng. Ảnh: Đình Minh
Nguyên liệu để tạo ra loại bánh này gồm 3 thành phần chính là bột gạo nếp, vừng và hạt gấc. Ảnh: Đình Minh
Bánh đa gấc Tân Châu được nhiều người đánh giá là có độ thơm, giòn vừa đủ. Trong đó, đáng chú ý nhất là vừng được rắc rất dày, đều và dính chắc nịch vào bánh. Ảnh: Đình Minh
Với ước vọng một năm sung túc, nhiều người mua bánh đa gấc về dùng hoặc làm quà biếu cho người thân. Ảnh: Đình Minh
Đình Minh