Nghi thức cúng ma bản của người Khơ Mú

Vào khoảng tháng 4-5 Dương lịch, khi chuẩn bị vào vụ gieo trồng trên nương cũng là thời điểm người Khơ Mú làm lễ cúng ma bản. Đây là một trong những nghi lễ đặc trưng, tiêu biểu trong văn hóa truyền thống của dân tộc Khơ Mú.

Lễ cúng bản của người Khơ Mú nhằm cầu mong các vị thần linh, trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, con người khỏe mạnh, cầu cho bản mường ấm no

Lễ cúng bản của người Khơ Mú nhằm cầu mong các vị thần linh, trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, con người khỏe mạnh, cầu cho bản mường ấm no

Lễ cúng bản có từ xưa, đã tồn tại trong tâm thức người Khơ Mú và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Ông Mòng Văn Chơ, là người dân tộc Khơ Mú, sinh sống tại huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La) cho biết, lễ cúng bản diễn ra với mục đích cầu mong các vị thần linh, trời đất phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, con người khỏe mạnh, cầu cho bản mường ấm no, nhà nhà hạnh phúc.

Khi tổ chức làm lễ cúng ma bản, người dân trong bản chia thành các nhóm để chuẩn bị lễ và gác không cho người ra, vào bản

Khi tổ chức làm lễ cúng ma bản, người dân trong bản chia thành các nhóm để chuẩn bị lễ và gác không cho người ra, vào bản

Đồng thời, qua nghi lễ thể hiện được tinh thần lạc quan của con người, niềm tin vào cuộc sống, niềm tin vào thiên nhiên, đồng thời đề cao giá trị nhân văn và tính cố kết cộng đồng, bản mường.

Cúng ma bản là một nghi lễ linh thiêng của đồng bào, không chỉ là dịp thể hiện đạo lý uống nước nguồn, đề cao nét đẹp trong cuộc sống, mỗi gia đình và toàn thôn bản.

Lễ vật dâng cúng gồm có lợn đen, gà trống, vịt, rượu cần, hương, tiền vàng, vải, trang sức…

Lễ vật dâng cúng gồm có lợn đen, gà trống, vịt, rượu cần, hương, tiền vàng, vải, trang sức…

Nghi lễ này cũng thể hiện được tinh thần lạc quan của con người, niềm tin vào cuộc sống, niềm tin vào thiên nhiên, đồng thời đề cao giá trị nhân văn và tính đoàn kết cộng đồng, bản mường.

Theo truyền thống từ nhiều đời truyền lại, người dân trong bản chỉ được tra hạt khi đã làm lễ cúng ma bản.

Lễ cúng ma bản thường được chọn một ngày tốt, cũng là ngày truyền thống của bản để tổ chức lễ từ năm này sang năm khác. Tùy từng bản, từng dòng họ của người có công lập bản mà chọn ngày.

Phụ nữ trong bản được chia thành các nhóm chuẩn bị hậu cần cho lễ cúng

Phụ nữ trong bản được chia thành các nhóm chuẩn bị hậu cần cho lễ cúng

Thường người dân làm lễn cúng trước ngày đã chọn đó, để ngày hôm sau chính là ngày kiêng của bản để dân bản nghỉ ngơi, vui chơi, không lao động, sản xuất.

Dân bản sẽ bàn bạc và chuẩn bị các đồ lễ cúng và lương thực, thực phẩm để ăn một bữa cơm chung, toàn bộ phần này do dân đóng góp (hiện nay, bản nào có quỹ chung thì sẽ dùng quỹ của bản).

Khi tổ chức làm lễ cúng ma bản, người dân trong bản chia thành các nhóm để chuẩn bị lễ và gác không cho người ra, vào bản.

Sau khi sắp lễ xong, già làng hoặc thầy cúng tiến hành lễ cúng ma bản

Sau khi sắp lễ xong, già làng hoặc thầy cúng tiến hành lễ cúng ma bản

Mỗi bản đều có rừng cúng để tổ chức lễ cúng bản. Sau khi cúng bản xong, các gia đình mới tổ chức các nghi lễ khác để chuẩn bị mùa vụ trong năm.

Trongnghi lễ cũng bản, lễ vật gồm có lợn đen, gà trống, vịt, rượu cần, hương, tiền vàng, vải, trang sức…

Đặc biệt, vật phẩm không thể thiếu là gạo dâng cúng ma làng, các thần linh như báo cáo về vụ thu hoạch được mùa vừa qua.

Thầy cúng đọc lời khấn và thực hiện các nghi lễ xin tổ tiên phù hộ mưa thuận gió hòa, bản làng yên vui, mùa màng bội thu

Thầy cúng đọc lời khấn và thực hiện các nghi lễ xin tổ tiên phù hộ mưa thuận gió hòa, bản làng yên vui, mùa màng bội thu

Sau khi sắp lễ xong, già làng hoặc thầy cúng đại diện cho dân bản làm lễ trước bàn thờ thần linh, đọc lời khấn xin tổ tiên phù hộ mưa thuận gió hòa, bản làng yên vui. Mùi hương, khói nghi ngút tạo nên không khí linh thiêng giữa núi rừng.

Sau phần lễ, thầy cúng cùng mọi người uống rượu cần

Sau phần lễ, thầy cúng cùng mọi người uống rượu cần

“Hãy về hưởng thụ rượu thơm ngon của dân bản, uống đủ, uống say rồi hãy phù hộ cho bà con dân bản năm 2025 này mưa thuận gió hòa, để việc trồng cấy được nảy mầm tốt tươi, đến mùa màng được bội thu. Hãy phù hộ cho dân bản chăn nuôi sinh sôi phát triển. Phù hộ cho mọi thành viên trong làng bản không ốm đau bệnh tật, không thấy điều rủi ro, luôn gặp điều may mắn… ", thầy cúng Mòng Văn Chơ khấn.

Kết thúc lễ cúng bên ngoài là phần cúng trong nhà. Mâm cúng trong nhà gồm có gà trống, xôi đồ, rượu trắng, đĩa trầu..., để báo với tổ tiên là con cháu đã hoàn thành công việc mời ma làng và các thần linh về dự lễ.

Lễ cúng ma bản ngoài phần lễ còn có phần hội, mọi người cùng nhau múa hát, nhảy sạp và chơi các trò chơi dân gian

Lễ cúng ma bản ngoài phần lễ còn có phần hội, mọi người cùng nhau múa hát, nhảy sạp và chơi các trò chơi dân gian

Sau phần lễ là phần hội, mọi người cùng nhau múa hát, uống rượu cần, đánh chiêng, nhảy sạp và chơi các trò chơi dân gian. Tiếng cười rộn ràng vang vọng cả núi rừng.

Lễ cúng bản không chỉ là sinh hoạt tín ngưỡng mà còn là dịp để người Khơ Mú giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống dân tộc, tinh thần đoàn kết và lòng biết ơn với thiên nhiên.

HUY AN - TUẤN ANH

Nguồn Văn hóa: http://baovanhoa.vn/dan-toc-ton-giao/nghi-thuc-cung-ma-ban-cua-nguoi-kho-mu-127604.html
Zalo