Nghị quyết 57: Mở đường cho khoa học và công nghệ bứt tốc

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các 'điểm nghẽn' và mang tính 'cách mạng' đối với phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam.

Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Chia sẻ với báo chí, TS Nguyễn Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam cho rằng Nghị quyết 57 đã mở đường cho khoa học và công nghệ bứt tốc. Nghị quyết được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các “điểm nghẽn” và mang tính “cách mạng” đối với phát triển khoa học - công nghệ của Việt Nam.

Nghị quyết 57 không phải là nghị quyết đầu tiên của Đảng về phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ. Năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI cũng đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW (Nghị quyết 20) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

TS Nguyễn Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam cho rằng Nghị quyết 57 đã mở đường cho khoa học và công nghệ bứt tốc.

TS Nguyễn Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam cho rằng Nghị quyết 57 đã mở đường cho khoa học và công nghệ bứt tốc.

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 20 vẫn còn một số hạn chế, yếu kém, có mặt chậm khắc phục, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có thể dẫn chứng như việc thể chế hóa chưa đầy đủ, đồng bộ; công tác quản lý Nhà nước chậm đổi mới, chưa thúc đẩy mạnh mẽ phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Cùng đó, năng lực một bộ phận cán bộ khoa học và công nghệ còn hạn chế. Tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia còn khoảng cách so với nhóm các nước dẫn đầu khu vực. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự đóng vai trò là quốc sách hàng đầu, đột phá chiến lược, là động lực quan trọng để đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Nghị quyết 57 được ban hành mới đây có ý nghĩa sẽ khắc phục được những “điểm nghẽn” của Nghị quyết 20 trước kia. Điều này thể hiện rõ ở những vấn đề mà Nghị quyết 57 đặt ra rất toàn diện.

Cụ thể, nghị quyết tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; yêu cầu đổi mới tư duy, hoàn thiện chính sách, pháp luật, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Nghị quyết đặt ra yêu cầu nâng cao tiềm lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Đồng thời, thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

“Tôi tin tưởng rằng, với Nghị quyết 57 lần này, chúng ta sẽ tháo gỡ được các “điểm nghẽn”, các vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết 20 trước kia. Đồng thời, tạo ra động lực mới cũng như mở đường, đặc biệt là về mặt khuôn khổ chính sách để cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phát triển bứt tốc, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của phát triển đất nước hiện nay”, ông Quân nhấn mạnh.

Cũng theo ông Quân, cộng đồng khoa học đánh giá cao, tin tưởng Nghị quyết 57 sẽ đi vào cuộc sống, cải thiện chất và lượng của khoa học - công nghệ Việt Nam và đóng góp vào sự thay đổi của đất nước, nhất là trong kỷ nguyên vươn mình.

Cộng đồng khoa học tin tưởng Nghị quyết 57 sẽ đóng góp vào sự thay đổi của đất nước, nhất là trong kỷ nguyên vươn mình.

Cộng đồng khoa học tin tưởng Nghị quyết 57 sẽ đóng góp vào sự thay đổi của đất nước, nhất là trong kỷ nguyên vươn mình.

Nghị quyết 57 thực sự là một nghị quyết mang tính cách mạng, rất quyết liệt, rất khả thi và đi vào những vấn đề cụ thể, đặc biệt là những vấn đề từng gây những “điểm nghẽn” trong phát triển khoa học công nghệ của đất nước. Nghị quyết 57 sẽ giải quyết được những vấn đề mà nhiều năm qua Việt Nam đã không giải quyết được.

Ông Quân nêu ví dụ, trước đó, nhiều đề tài nghiên cứu về khoa học công nghệ được nghiệm thu xuất sắc nhưng lại bị “bỏ ngăn kéo”, không được ứng dụng vào thực tiễn. Nguyên nhân là do là việc định giá kết quả nghiên cứu để chuyển giao cho doanh nghiệp. Ở các nước phát triển, mặc định giao quyền sở hữu và quyền định giá ấy cho các nhà khoa học, tuy nhiên ở nước ta chưa cho phép điều đó.

“Do đó, tôi rất mong rằng với Nghị quyết 57, chúng ta có thể giao quyền tự chủ cao nhất cho những người làm khoa học, để họ được quyền sở hữu kết quả nghiên cứu và tự định giá trong quá trình chuyển giao công nghệ.

Việt Nam sẽ phát triển hoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu của đất nước mà chúng ta còn hướng đến là một thị trường chuyên về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thu hút được các nguồn lực từ nhiều nơi trên thế giới hội tụ về”, ông Quân nói.

Hà Anh

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/cong-nghe/nghi-quyet-57-mo-duong-cho-khoa-hoc-va-cong-nghe-but-toc/20250114050917390
Zalo