Ngày này năm xưa 9/12: Bộ Công Thương thí điểm kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia

Ngày này năm xưa 9/12, Bộ Công Thương thí điểm kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia; Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh về chế độ báo chí.

Chuyên mục Ngày này năm xưa trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương; sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các sự kiện quốc tế ngày 9/12.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 9/12/1909, ngày sinh bà Lê Thị Xuyến tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Năm 1928, bà tốt nghiệp bậc Thành Chung vừa đỗ bằng sư phạm và là phụ nữ đầu tiên ở Quảng Nam có được tấm bằng ấy. Sau đó, bà được giữ lại làm giáo viên của Trường Đồng Khánh. Bà là một trong những cán bộ lãnh đạo đầu tiên và có thời gian công tác lâu nhất (32 năm) của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kể từ khi thành hợp nhất các tổ chức phụ nữ thành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Ngày 9/12/1956, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh về chế độ báo chí, nhằm đảm bảo quyền tự do ngôn luận của nhân dân và ngǎn cấm những kẻ lợi dụng báo chí hại đến công cuộc đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ của nước nhà.

 Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm cho báo chí và các nhà báo. Ảnh tư liệu: TTXVN

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm cho báo chí và các nhà báo. Ảnh tư liệu: TTXVN

Ngày 9/12/1959, trên Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh có bài viết: “Tiêu chuẩn của người đảng viên”. Bài báo nhấn mạnh: “Khi phát triển Đảng cần phải chọn lọc rất cẩn thận, phải xem trọng chất lượng quyết không nên làm một cách ồ ạt, không nên tham nhiều... Đảng viên tốt thì Đảng mới mạnh. Đảng mạnh thì mới làm trọn nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang...”.

Ngày 9/12/1993, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn qua đời tại Hà Nội. Ông sinh năm 1905 ở Nghệ An. Ông là một học giả uyên thâm, có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực: Sử học, vǎn học, triết học, ngôn ngữ học, dân tộc học, giáo dục học, cùng vốn hiểu biết phong phú về vǎn hóa phương Đông và phương Tây.

Ngày 9/12/2011, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Ngày 9/12/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 174/1999/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Ngày 9/12/2003, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 212/2003/QĐ-BC về việc ban hành tiêu chuẩn ngành Giấy.

Ngày 9/12/2004, Bộ Thương mại Quyết định ban hành danh mục hàng hóa trọng điểm và danh mục thị trường trọng điểm xúc tiến thương mại quốc gia năm 2005.

Ngày 9/12/2008, Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị 16/CT-BCT về việc tăng cường quản lý an toàn trong hoạt động khai thác than.

Ngày 9/12/2010, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 39/2010/TT-BCT quy định việc thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại biên giới.

Ngày 9/12/2010, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 6460/QĐ-BCT về việc điều chỉnh, bổ sung "Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc đường Hồ Chí Minh giai đoạn I đến năm 2015, định hướng đến 2025".

Ngày 9/12/2019, Bộ Công Thương thí điểm kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia

Ngày 9/12/2019, Bộ Công Thương thí điểm kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia

Ngày 9/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 206/2013/NĐ-CP về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Ngày 9/12/2014, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 44/2014/TT-BCT quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia.

Ngày 9/12/2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 4846/QĐ-BCT phê duyệt phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương năm 2017.

Ngày 9/12/2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 4840/QĐ-BCT về điều chỉnh địa điểm cửa hàng xăng dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh qua đoạn địa bàn tỉnh Hòa Bình thuộc quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Ngày 9/12/2017, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Chiến dịch “Triệu chữ ký vì an toàn thực phẩm”.

Ngày 9/12/2019, Bộ Công Thương thí điểm kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia

Từ ngày 09 đến ngày 12/12/2020, diễn ra Triển lãm quốc tế Công nghiệp thực phẩm Việt Nam và Hội nghị quốc tế ngành thực phẩm Việt Nam năm 2020

Sự kiện quốc tế

Ngày 9/12/1990, Lech Wałęsa trở thành Tổng thống Cộng hòa Ba Lan trong cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên sau chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở khắp Đông Âu.

Ngày 9/12/1608, ngày sinh John Milton, là nhà thơ Anh thế kỷ 17. Sự nghiệp sáng tác của ông rất phong phú với các tác phẩm như: Niềm vui; Trầm tư; Nhạc kịch thơ Comus. Ông mất ngày 8/11/1674, thọ 66 tuổi.

Ngày 9/12 hàng năm được chọn là Ngày Quốc tế chống tham nhũng (IACD) kể từ khi thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng vào ngày 31/10/2003. Đây là sự kiện thường niên do Liên Hợp Quốc tổ chức, với mục đích nâng cao nhận thức của công chúng về tham nhũng, hối lộ và các vấn đề có liên quan và vinh danh những người chống tham nhũng trong cộng đồng, chính phủ của họ.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 9/12/1919, báo cáo theo dõi của mật thám Pháp cho biết Nguyễn Ái Quốc có 2 lần đến Thư viện Thánh Giơnơvievơ (Sainte Genevieve) ở Pari.

Ngày 9/12/1927, nhận sự phân công của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc có mặt trong ngày khai mạc Đại hội đồng của Liên đoàn chống đế quốc họp tại Brúcxen (thủ đô Vương quốc Bỉ). Cũng tại hội nghị này, nhà cách mạng Việt Nam đã gặp một số nhân vật như: Môlitan Nêru (thân sinh Thủ tướng Ấn Độ G.Nêru sau này), Xucácnu (sau trở thành Tổng thống Inđônêxia), Tống Khánh Linh (vợ Tôn Trung Sơn), Katayama Xen (chính khách cánh tả Nhật Bản)...

 Nhân dân Nghệ An chào đón Bác Hồ về thăm lần thứ 2, ngày 9/121961; Bác Hồ nói chuyện với bà con làng Sen (xã Kim Liên), thăm hợp tác xã Vĩnh Thành (Yên Thành) và Nông trường Đông Hiếu (Nghĩa Đàn). Ảnh: Tư liệu

Nhân dân Nghệ An chào đón Bác Hồ về thăm lần thứ 2, ngày 9/121961; Bác Hồ nói chuyện với bà con làng Sen (xã Kim Liên), thăm hợp tác xã Vĩnh Thành (Yên Thành) và Nông trường Đông Hiếu (Nghĩa Đàn). Ảnh: Tư liệu

Ngày 9/12/1942, Hồ Chí Minh bị giải đến giam ở Liễu Châu và làm bài thơ chữ Hán “Đáo Liễu Châu 9-12” (Đến Liễu Châu ngày 9-12) được Nam Trân dịch:

“Muôn cay nghìn đắng đâu vô hạn,

Mồng chín ta vừa đến Liễu Châu;

Ngoảnh lại hơn trăm ngày ác mộng,

Tỉnh ra, trên mặt vẫn vương sầu”.

Ngày 9/12/1958, tại lễ khai mạc kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa I, thay mặt Ban sửa đổi Hiến pháp, Bác “hứa với Quốc hội sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Quốc hội đã giao phó cho: dự thảo một bản Hiến pháp xứng đáng với sự tiến bộ của nhân dân ta, của Tổ quốc ta”.

Ngày 9/12/1959, chủ tọa phiên họp của Hội đồng Chính phủ thảo luận về việc soạn thảo Luật hôn nhân và gia đình, Bác Hồ đã phát biểu Dự luật hôn nhân gọi nôm na là dự luật lấy vợ lấy chồng, nhằm xây dựng hạnh phúc chung, nhưng trước hết là nhằm giải phóng chị em phụ nữ, cho nên khi giải thích, tuyên truyền, chị em phụ nữ phải ra sức hoạt động nhiều để tinh thần luật được thấm nhuần đến mọi tầng lớp trong xã hội, đến từng người, từng địa phương...

Ngày 9/12/1961, Bác về thăm Nghệ An, tại xã Kim Liên quê nhà, Bác căn dặn: “Nay dân đã là chủ. Nhưng phải cho ra người chủ, chứ không thể phất phơ được. Mọi người đều có trách nhiệm làm cho dân giàu nước mạnh, quốc phòng vững mạnh”.

Hải Linh

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/ngay-nay-nam-xua-912-bo-co-ng-thu-o-ng-thi-die-m-ket-noi-voi-co-ng-dich-vu-co-ng-quoc-gia-290976.html
Zalo