Ngày Hội Lao động sáng tạo ngành Dệt May - Các giải pháp, sáng kiến tập trung vào tiết giảm năng lượng, giảm ô nhiễm

Nội dung chính của Ngày hội Lao động sáng tạo ngành Dệt May Việt Nam lần thứ 4 - Thi bảo vệ đề tài giải pháp đã chính thức diễn ra với sự tham dự của 12 nhóm giải pháp, sáng kiến đến từ các đơn vị trong hệ thống Công đoàn Dệt May Việt Nam

Ban tổ chức cho biết, trước khi tiến đến tại vòng chung kết tại Ngày hội lao động sáng tạo Ngành Dệt May lần thứ 4, các tác giả, nhóm tác giả đã phải vượt qua 17.377 đề tài, giải pháp, sáng kiến, ý tưởng được tạo ra từ cơ sở trong 2 năm 2023-2024. Đặc biệt trong tổng số 75 đề tài, giải pháp các đơn vị gửi dự thi cấp Ngành có 12 nhóm giải pháp, sáng kiến xuất sắc nhất trong các lĩnh vực, May và Sợi – Dệt - Nhuộm được lựa chọn ra để bước vào vòng bảo vệ cuối cùng tại Ngày hội.

Ngày hội Lao động sáng tạo ngành Dệt May lần thứ 4 đề cao tính sáng tạo, giá trị lan tỏa, giá trị làm lợi của các giải pháp, sáng kiến cũng như mức độ hiểu biết sâu sắc về chuyên môn của các đề tài, tác giả đồng thời giải quyết những vấn đề bức thiết của Ngành Dệt May hiện nay là tiết kiệm năng lượng và môi trường.

Ngày hội Lao động sáng tạo ngành Dệt May lần thứ 4 đề cao tính sáng tạo, giá trị lan tỏa, giá trị làm lợi của các giải pháp, sáng kiến cũng như mức độ hiểu biết sâu sắc về chuyên môn của các đề tài, tác giả đồng thời giải quyết những vấn đề bức thiết của Ngành Dệt May hiện nay là tiết kiệm năng lượng và môi trường.

Thay mặt lãnh đạo Tập đoàn và Công đoàn Dệt May Việt Nam phát biểu khai mạc Ngày hội, bà Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam đã gửi lời chào mừng đến các đại biểu, các tác giả, nhóm tác giả các đề tài, giải pháp đã đến với Ngày hội Lao động sáng tạo ngành Dệt May Việt Nam lần thứ 4;

Bà Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam phát biểu khai mạc sự kiện.

Bà Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam phát biểu khai mạc sự kiện.

Nhắn nhủ các thí sinh bình tĩnh, tự tin, bảo vệ thành công đề tài, giải pháp của mình trước BGK, BTC, các đồng nghiệp, bà Tâm đồng thời mong muốn các thí sinh chính thức cũng như các đồng nghiệp tham gia chương trình với tư cách quan sát, coi đây là cơ hội để cùng nhau học hỏi, chia sẻ những phương pháp hay, cách làm tốt, thậm chí là những ý tưởng, tư duy mang tính gợi mở, để mỗi người khi ra về, đều thu nạp được những điều bổ ích.

Mỗi đề tài, giải pháp tại Ngày hội đều mang những đặc trưng của Ngành, có giá trị lan tỏa cao.

Mỗi đề tài, giải pháp tại Ngày hội đều mang những đặc trưng của Ngành, có giá trị lan tỏa cao.

Theo Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam - Phạm Thị Thanh Tâm: Ngày hội Lao động sáng tạo Ngành Dệt May lần này là sự tiếp nối một cách có nề nếp, hiệu quả phong trào thi đua Lao động sáng tạo của Công đoàn và Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong 7 năm qua. 12 đề tài tham gia bảo vệ tại Ngày hội lần này là những sáng kiến, giải pháp tiêu biểu nhất được Ban Tổ chức, Ban Giám khảo đánh giá cao. Tuy nhiên, đề tài, giải pháp tranh tài ở vòng này sẽ được phân hạng thế nào còn tùy thuộc vào kết quả bảo vệ cuối cùng của các tác giả, khả năng làm nổi bật được các nội dung, tiêu chí, ưu điểm vượt trội so với những đề tài, giải pháp khác.

Chia sẻ về năng lực thẩm định, tính khách quan và sự nhìn nhận toàn diện của Ban giám khảo, từ đó đưa ra những đánh giá chính xác đối với từng đề tài, giải pháp dự thi, Ban tổ chức cho biết, Hội đồng giám khảo của Ngày hội là những nhà khoa học, nhà quản lý đầu Ngành, đã đồng hành cùng phong trào thi đua Lao động sáng tạo ngành Dệt May trong suốt những năm qua; đặc biệt trong các kỳ tổ chức Ngày hội giúp BTC thẩm định các đề tài, giải pháp tham dự bằng sự soi chiếu cẩn thận từ góc nhìn của chuyên môn và những trải nghiệm, đúc rút từ thực tế qua quá trình công tác thuộc các lĩnh vực của Ngành.

Thực tế với 3 kỳ tổ chức thành công Ngày hội Lao động sáng tạo Ngành lần lượt vào các năm 2018, 2019, 2022, nhiều tập thể và cá nhân đã phát huy sáng kiến, cải tiến, đóng góp các ý tưởng, giải pháp đổi mới, tham gia thi tài và được vinh danh ở các cấp.

Chúc mừng các tác giả đã được vào vòng bảo vệ của Ngày hội lao động sáng tạo Ngành ông Phạm Xuân Trình – Giám đốc điều hành Vinatex, Chủ tịch Hội đồng giám khảo khẳng định đây là kết quả từ quá trình nghiên cứu công phu, ứng dụng vào đơn vị từ các tác giả với những thiết kế rõ ràng, mạch lạc hơn so với các kỳ trước.

Theo ông Phạm Xuân Trình ở kỳ này Ngày hội đã có sự góp mặt của Đội ngũ nhân lực trẻ, nhiều tiềm năng, có kiến thức chuyên môn cao, có khả năng ứng dụng công nghệ mới của thế giới vào thực tiễn sản xuất tại đơn vị, đồng thời mang trong mình khát vọng cải tiến hoạt động của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh hòa mình với các doanh nghiệp trên thế giới.

Ông Phạm Xuân Trình – Giám đốc điều hành Vinatex, Chủ tịch Hội đồng giám khảo (áo vàng) chia sẻ điểm mới rất tự hào của Ngày hội năm nay là các đề tài, sáng kiến tham dự tranh tài đều ứng dụng tự động hóa cao bằng cách thay đổi, khăc phục những vấn đề của máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp với đội ngũ nhân lực trẻ, có năng lực, hiểu sâu sắc về giải pháp, sáng kiến mình thực hiện từ lên ý tưởng, đến giải thuật và sản phẩm cuối cùng… đồng thời rất rành về phần mền PLC tự động hóa…

Ông Phạm Xuân Trình – Giám đốc điều hành Vinatex, Chủ tịch Hội đồng giám khảo (áo vàng) chia sẻ điểm mới rất tự hào của Ngày hội năm nay là các đề tài, sáng kiến tham dự tranh tài đều ứng dụng tự động hóa cao bằng cách thay đổi, khăc phục những vấn đề của máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp với đội ngũ nhân lực trẻ, có năng lực, hiểu sâu sắc về giải pháp, sáng kiến mình thực hiện từ lên ý tưởng, đến giải thuật và sản phẩm cuối cùng… đồng thời rất rành về phần mền PLC tự động hóa…

Cụ thể ở vòng bảo vệ, nhiều vấn đề mà Ban giám khảo quan tâm cũng đã được các tác giả, đề tài làm sáng tỏ hơn so các vòng trước qua đó mang lại mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp, Ngành…;Trong đó các đề tài ở lĩnh vực Sợi - Dệt - Nhuộm tập trung đi sâu vào những vấn đề bức thiết của lĩnh vực như tiết kiệm , cải tiến, tăng năng suất lao động, sử dụng tiết kiệm nước, năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường. Điển hình Công ty CP Dệt May Huế với Hệ thống giám sát và điều khiển không tự động cho nhà máy Sợi, hay Tổng Công ty CP Phong Phú với sáng kiến “Giảm dung tỷ máy Fong’s từ 1/8 xuống 1/5 ”, (tiết giảm dung tỷ, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước, tiêu hao hơi, hóa chất, thuốc nhuộm, qua đó gián tiếp bảo vệ môi trường);

Với ngành May, các đề tài, giải pháp sáng tạo đều xuất phát từ những vấn đề, trong thực tiễn sản xuất của các doanh nghiệp May, đòi hỏi phải cải tiến; ngành May năm nay có nhiều điểm sáng là những giải pháp cải tiến về mặt kỹ thuật đa dạng, không phải chỉ dừng lại ở các cải tiến cơ khí thuần túy mà được kết hợp với khí nén, tự động hóa thông qua chương trình điều khiển của PLC và cảm biến…Đây là điểm mới giúp ngành May tăng năng suất cũng như thay đổi quan điểm của người làm công tác sáng tạo…

Cụ thể các doanh nghiệp như May Hòa Thọ, May 10, May Huế, Vinatex có các đề tài, giải pháp về quản lý sản xuất, điều hành, hay những thay đổi về hệ thống phần mềm có thể điều khiển tự động được…giúp giải quyết những vấn đề phát sinh từ thực tiễn của lĩnh vực này.

Theo ông Trình tham gia tranh tài ở Ngày hội Lao động sáng tạo Ngành, các đề tài đã giải quyết được những vấn đề đòi hỏi, yêu cầu từ thực tiễn của doanh nghiệp; các tác giả có những hiểu biết rất sâu về chuyên môn, ngành nghề và có khát vọng thay đổi, tích cực lao động sáng tạo; ông Trình phấn khởi nhận định với việc các tác giả đã viết được những phầm mềm, chương trình kết nối được với phần cứng của máy, thiết bị…cho thấy năng lực hiểu biết rất sâu về lập trình phần mềm, tự động hóa của các tác giả qua đó mang lại hiệu quả cao.

Một số hình ảnh trưng bày triển lãm tại Ngày hội Lao động sáng tạo ngành Dệt May lần thứ 4:

Phan Vi

Nguồn Tạp chí Công thương: https://tapchicongthuong.vn/ngay-hoi-lao-dong-sang-tao-nganh-det-may-cac-giai-phap--sang-kien-tap-trung-vao-tiet-giam-nang-luong--giam-o-nhiem-128052.htm
Zalo