Nga sắp có thêm căn cứ hải quân tại địa bàn chiến lược

Nga tiếp tục mở rộng mạng lưới căn cứ hải quân tại các địa điểm quan trọng trên thế giới, đảm bảo quyền tiếp cận tuyến đường biển có ý nghĩa chiến lược.

Theo tờ báo Ấn Độ EurAsian Times, Moskva sắp hoàn tất thỏa thuận thành lập một căn cứ hải quân trên bờ biển Sudan. Căn cứ này sẽ là cơ sở thường trực đầu tiên của Nga tại châu Phi, giúp họ ngang hàng với Hoa Kỳ và Trung Quốc về tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Theo tờ báo Ấn Độ EurAsian Times, Moskva sắp hoàn tất thỏa thuận thành lập một căn cứ hải quân trên bờ biển Sudan. Căn cứ này sẽ là cơ sở thường trực đầu tiên của Nga tại châu Phi, giúp họ ngang hàng với Hoa Kỳ và Trung Quốc về tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Các cuộc đàm phán về việc xây dựng căn cứ này đã diễn ra từ năm 2017. Khi đó Tổng thống Sudan Omar al-Bashir đã đề nghị Nga xây dựng một trung tâm hậu cần hải quân trong chuyến thăm Sochi.

Các cuộc đàm phán về việc xây dựng căn cứ này đã diễn ra từ năm 2017. Khi đó Tổng thống Sudan Omar al-Bashir đã đề nghị Nga xây dựng một trung tâm hậu cần hải quân trong chuyến thăm Sochi.

Tuy nhiên những sự kiện tiếp theo, bao gồm cuộc đảo chính năm 2019, đã khiến dự án bị đình trệ. Vào năm 2020, một thỏa thuận mới đã đạt được, theo đó Nga được quyền triển khai tối đa 4 tàu chiến (bao gồm cả loại hạt nhân) tại Sudan trong thời hạn 25 năm.

Tuy nhiên những sự kiện tiếp theo, bao gồm cuộc đảo chính năm 2019, đã khiến dự án bị đình trệ. Vào năm 2020, một thỏa thuận mới đã đạt được, theo đó Nga được quyền triển khai tối đa 4 tàu chiến (bao gồm cả loại hạt nhân) tại Sudan trong thời hạn 25 năm.

Dự án này theo thông báo từ Nga, có liên quan đến việc xây dựng một căn cứ với chức năng thuần về phòng thủ, nhằm duy trì sự ổn định và hòa bình trong khu vực.

Dự án này theo thông báo từ Nga, có liên quan đến việc xây dựng một căn cứ với chức năng thuần về phòng thủ, nhằm duy trì sự ổn định và hòa bình trong khu vực.

Sudan chiếm vị trí chiến lược tại ngã tư đường của nhiều khu vực - Bắc Phi, Đông Phi và Trung Phi. Nước này có chung đường biên giới với Ai Cập, Libya, Ethiopia, Eritrea, Nam Sudan, Chad và Cộng hòa Trung Phi.

Sudan chiếm vị trí chiến lược tại ngã tư đường của nhiều khu vực - Bắc Phi, Đông Phi và Trung Phi. Nước này có chung đường biên giới với Ai Cập, Libya, Ethiopia, Eritrea, Nam Sudan, Chad và Cộng hòa Trung Phi.

Điều đặc biệt quan trọng đối với đất nước này là khả năng tiếp cận Biển Đỏ, nơi có khoảng 12% tổng lượng hàng hóa thương mại thế giới đi qua. Ở bờ biển phía Bắc chính là kênh đào Suez - một trong những tuyến đường giao thông quan trọng nhất hành tinh.

Điều đặc biệt quan trọng đối với đất nước này là khả năng tiếp cận Biển Đỏ, nơi có khoảng 12% tổng lượng hàng hóa thương mại thế giới đi qua. Ở bờ biển phía Bắc chính là kênh đào Suez - một trong những tuyến đường giao thông quan trọng nhất hành tinh.

Một căn cứ hải quân trên bờ biển Sudan sẽ cung cấp cho Nga khả năng tiếp cận chiến lược tới Biển Đỏ và Ấn Độ Dương, đồng thời cũng sẽ bù đắp cho việc mất một căn cứ ở cảng Tartus của Syria.

Một căn cứ hải quân trên bờ biển Sudan sẽ cung cấp cho Nga khả năng tiếp cận chiến lược tới Biển Đỏ và Ấn Độ Dương, đồng thời cũng sẽ bù đắp cho việc mất một căn cứ ở cảng Tartus của Syria.

Với tình hình bất ổn ở Syria và những cuộc tấn công thường xuyên vào cơ sở hạ tầng, Sudan được xem như thành trì mới cho mọi hoạt động quân sự của Nga trong khu vực.

Với tình hình bất ổn ở Syria và những cuộc tấn công thường xuyên vào cơ sở hạ tầng, Sudan được xem như thành trì mới cho mọi hoạt động quân sự của Nga trong khu vực.

Tuy nhiên kế hoạch của Moskva một lần nữa bị đe dọa khi nội chiến bùng nổ ở Sudan vào tháng 4 năm 2023. Xung đột giữa quân chính phủ và lực lượng phản ứng nhanh bán quân sự (RSF) đã làm gián đoạn việc xây dựng căn cứ.

Tuy nhiên kế hoạch của Moskva một lần nữa bị đe dọa khi nội chiến bùng nổ ở Sudan vào tháng 4 năm 2023. Xung đột giữa quân chính phủ và lực lượng phản ứng nhanh bán quân sự (RSF) đã làm gián đoạn việc xây dựng căn cứ.

Điện Kremlin đã hỗ trợ chính quyền sudan bằng cách cung cấp cho họ lượng vũ khí đáng kể, như một cách nhằm tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước.

Điện Kremlin đã hỗ trợ chính quyền sudan bằng cách cung cấp cho họ lượng vũ khí đáng kể, như một cách nhằm tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Nga chiếm khoảng 87% tổng lượng vũ khí nhập khẩu của Sudan, cho thấy vai trò quan trọng của Moskva trong việc hỗ trợ lực lượng vũ trang quốc gia này.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Nga chiếm khoảng 87% tổng lượng vũ khí nhập khẩu của Sudan, cho thấy vai trò quan trọng của Moskva trong việc hỗ trợ lực lượng vũ trang quốc gia này.

Căn cứ ở Sudan có thể là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Nga nhằm mở rộng ảnh hưởng quân sự của Moskva tại khu vực châu Phi.

Căn cứ ở Sudan có thể là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Nga nhằm mở rộng ảnh hưởng quân sự của Moskva tại khu vực châu Phi.

Việc thành lập một trung tâm hậu cần thường trực tại Cảng Sudan sẽ cho phép phản ứng nhanh với những thay đổi về tình hình trong khu vực và hỗ trợ các hoạt động hải quân ở Ấn Độ Dương.

Việc thành lập một trung tâm hậu cần thường trực tại Cảng Sudan sẽ cho phép phản ứng nhanh với những thay đổi về tình hình trong khu vực và hỗ trợ các hoạt động hải quân ở Ấn Độ Dương.

Hiện tại, giới truyền thông đã nhìn thấy việc Nga cố gắng sơ tán khí tài, vũ khí từ căn cứ hải quân Tartus sang Sudan, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng việc này có thể hoàn thành trong vài tháng tới.

Hiện tại, giới truyền thông đã nhìn thấy việc Nga cố gắng sơ tán khí tài, vũ khí từ căn cứ hải quân Tartus sang Sudan, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng việc này có thể hoàn thành trong vài tháng tới.

Bạch Dương

Theo Eurasia Times

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nga-sap-co-them-can-cu-hai-quan-tai-dia-ban-chien-luoc-post603583.antd
Zalo