Trong biên chế của lực lượng Hải quân Việt Nam hiện tại không có khu trục hạm mà lớn nhất chỉ có các tàu hộ vệ. Nguồn ảnh: VPC.
Phần lớn các tàu chiến của Việt Nam hiện tại đều do Nga sản xuất, trong đó nổi là 5 chiếc lớp Petya do Liên Xô đóng và 4 chiếc lớp Gepard do Nga đóng. Nguồn ảnh: VPC.
Ngoài ra lực lượng Hải quân Việt Nam còn có 14 hộ vệ hạm, trong đó đặc biệt có các hộ vệ hạm do Hàn Quốc chuyển giao cho Việt Nam. Nguồn ảnh: VPC.
Các hộ vệ hạm của binh chủng Hải quân Việt Nam bao gồm 4 chiếc lớp Tarantul do Nga đóng, hai chiếc lớp Pohang do Hàn Quốc chuyển giao và 8 chiếc lớp Molniya do Nga và Việt Nam hợp tác sản xuất. Nguồn ảnh: VPC.
Trong số 8 khinh hạm lớp Molniya có tới 6 chiếc được Việt Nam tự đóng mới dưới sự chuyển giao về mặt công nghệ từ Moscow. Nguồn ảnh: VPC.
Ngoài ra, sức mạnh của Hải quân Việt Nam còn tới từ đội tàu ngầm - binh chủng còn khá non trẻ nhưng được đầu tư mạnh bậc nhất của Hải quân Việt Nam với sáu tàu ngầm "Hố đen đại dương" lớp Kilo được chúng ta mua từ Nga. Nguồn ảnh: BHQ.
Các tàu ngầm này lần lượt được đánh số từ 182 tới 187, mang tên Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Nguồn ảnh: BHQ.
Trừ tàu Hà Nội mang tên Thủ đô, tất cả các tàu ngầm còn lại của Hải quân Việt Nam đều mang tên các thành phố giáp biển của nước ta. Nguồn ảnh: BHQ.
Đội tàu mặt nước, tàu ngầm và không quân Hải quân Việt Nam cùng xuất hiện hiếm hoi trong một bức ảnh. Nguồn ảnh: TL.
Trong biên chế của Hải quân Việt Nam còn có một vài tàu đổ bộ do... Mỹ sản xuất. Đây đều là các tàu chiến lợi phẩm ta thu được từ sau khi thống nhất đất nước, tới nay vẫn được chúng ta tự kéo dài niên hạn, tiếp tục sử dụng. Nguồn ảnh: TL.
Mời độc giả xem Video: Dàn tàu đổ bộ trọng tải lớn bậc nhất trong biên chế của Hải quân Việt Nam.
Tuấn Anh