Nên uống gì vào buổi sáng để kiểm soát tiểu đường, huyết áp?
Các lựa chọn lối sống, đặc biệt là chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp và đường máu. Vậy nên ăn gì vào buổi sáng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp ở những người bệnh này?

Duy trì lượng đường trong máu và huyết áp ở mức khỏe mạnh trở thành ưu tiên hàng đầu cho sức khỏe tổng thể…
1. Nước quế với bột tiêu đen
Theo thông tin đăng trên trang TOI, quế được biết đến với khả năng làm giảm lượng đường trong máu do làm tăng độ nhạy insulin. Khi thêm hạt tiêu đen sẽ tăng thêm lợi ích. Hạt tiêu chứa piperine, giúp cải thiện khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Uống một cốc nước quế với một nhúm hạt tiêu đen khi bụng đói có thể giúp điều chỉnh cả lượng đường trong máu và huyết áp. Sự kết hợp này đặc biệt hiệu quả trong việc cải thiện lưu thông máu và giảm viêm trong cơ thể.

Sự kết hợp quế với hạt tiêu đen đặc biệt hiệu quả trong việc cải thiện lưu thông máu và huyết áp.
2. Nước hạt cỏ cà ri hỗ trợ hạ huyết áp
Hạt cỏ cà ri là một phương thuốc tự nhiên được sử dụng rộng rãi để kiểm soát đái tháo đường. Loại hạt này giàu chất xơ hòa tan, làm chậm quá trình hấp thụ đường trong máu và giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định.
Ngâm một thìa hạt cỏ cà ri trong nước qua đêm và uống khi bụng đói có thể hỗ trợ lượng đường trong máu khỏe mạnh, cải thiện độ nhạy insulin và thậm chí hỗ trợ hạ huyết áp.

Nước hạt cỏ cà ri làm chậm quá trình hấp thụ đường trong máu và giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định.
3. Nghệ với nước cốt chanh
Nghệ được biết đến với đặc tính chống viêm, là một lựa chọn tuyệt vời để kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp. Curcumin là hợp chất hoạt tính trong nghệ, giúp hạ lượng đường trong máu và tăng cường độ nhạy insulin. Thêm một ít nước cốt chanh có thể gia tăng thêm lợi ích, giúp cải thiện tiêu hóa và giải độc gan. Uống hỗn hợp này khi bụng đói có thể giúp giảm viêm, ổn định lượng đường trong máu và kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Nghệ với nước cốt chanh có thể giúp giảm viêm, ổn định lượng đường trong máu
4. Hạt lanh
Hạt lanh giàu axit béo omega-3 lành mạnh, chất xơ và chất chống oxy hóa, khiến chúng trở thành một sự bổ sung tuyệt vời cho thói quen buổi sáng. Các chất dinh dưỡng này được biết đến với khả năng hỗ trợ lượng đường trong máu khỏe mạnh và giảm huyết áp.
Hàm lượng chất xơ cao trong hạt lanh giúp ổn định lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate. Hạt lanh xay trộn với nước hoặc thêm vào sinh tố uống khi bụng đói có lợi để kiểm soát bệnh tiểu đường và tăng huyết áp.

Hạt lanh kiểm soát bệnh tiểu đường và tăng huyết áp.
5. Nước ép cà chua với lựu
Cà chua và lựu đều giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Cà chua chứa lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh giúp hạ cholesterol và huyết áp. Mặt khác, nước ép lựu được biết đến với khả năng cải thiện lưu thông máu và giảm viêm.
Uống kết hợp nước ép cà chua tươi và lựu khi bụng đói có thể hỗ trợ lượng đường trong máu khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.

Nước ép cà chua với lựu giúp hạ cholesterol và huyết áp
6. Quả lý gai (amla)
Amla hay quả lý gai Ấn Độ giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, giảm cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch. Ăn amla khi bụng đói giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, tăng cường hệ thống miễn dịch và kiểm soát lượng đường trong máu tăng đột biến… trở thành lựa chọn tốt để kiểm soát cả đái tháo đường và huyết áp.
Mời bạn xem thêm video:
5 biện pháp để ổn định huyết áp và bảo vệ tim mạch | SKĐS