Nên có lộ trình và thời gian đánh thuế đồ uống có đường
Mới đây, tại Kỳ họp thứ 8, thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đồng tình với việc tăng thuế đối với đồ uống có đường. Tuy nhiên, cần cân nhắc về lộ trình, thời gian đánh thuế, đồng thời có những căn cứ khoa học cụ thể, và có đánh giá kỹ các tác động đến người dân và doanh nghiệp.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, tỷ lệ tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng gấp 4 lần trong 15 năm vừa qua, từ con số 18,5 lít/người vào năm 2009 lên 66 lít/người vào năm 2023. Từ đó, tỷ lệ béo phì ở thanh thiếu niên cũng tăng gấp đôi, từ 8,5% trong năm 2010 lên 19% vào năm 2020. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc ngày càng có nhiều người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, thừa cân béo phì. Do đó, việc áp thuế là phù hợp với xu thế của thế giới.
Dự thảo Luật bổ sung nước giải khát theo có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế và áp mức thuế tiêu thụ đặc biệt 10% là để bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đồng thời, theo các đại biểu Quốc hội, cần đưa ra đưa ra những căn cứ, cơ sở khoa học để tăng tính thuyết phục.
Các đại biểu cũng đề xuất dự thảo cần quy định lộ trình áp dụng mức thuế suất 10% để doanh nghiệp có sự chuẩn bị phù hợp, hạn chế tác động đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!