Nâng cao năng lực chi trả dịch vụ môi trường rừng

Những năm gần đây, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã trở thành nguồn lực quan trọng góp phần nâng cao thu nhập và khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng. Để nâng cao hiểu biết và trách nhiệm của người dân trong công tác giữ rừng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã quan tâm bồi dưỡng, tập huấn cho cộng đồng thôn, bản trong thực hiện chi trả DVMTR. Qua đó góp phần thực hiện hiệu quả chính sách, hướng tới quản lý tài nguyên rừng bền vững.

Báo cáo viên Quỹ hướng dẫn chủ rừng ghichép sổ tay chi trả DVMTR. (ảnh: C.T.V)

Báo cáo viên Quỹ hướng dẫn chủ rừng ghichép sổ tay chi trả DVMTR. (ảnh: C.T.V)

Tháng 4/2025, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã tổ chứcthành công chuỗi lớp tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ rừng là cộng đồngthôn, bản trên địa bàn 2 huyện: Nậm Pồ và Mường Nhé. Tại huyện Nậm Pồ, Quỹ Bảovệ và Phát triển rừng đã tổ chức 6 lớp tập huấn với sự tham gia của 147 họcviên. Tại huyện Mường Nhé, Quỹ tổ chức 5 lớp tập huấn, thu hút 137 họcviên; đều là thành viên Ban quản lý rừng cộng đồng thôn, bản.

Tham gia các lớp tập huấn, học viên được tiếp cận toàn diệnvới khung pháp lý hiện hành liên quan đến chi trả DVMTR như: Luật Lâm nghiệp,Nghị định số 156/2018/NĐ-CP và Nghị định số 91/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Nghị định số 156. Ngoài ra, các báo cáo viên của Quỹ đã hướng dẫn kỹ nội dung chuyên môn như cách xây dựng kế hoạch quản lý, phân bổ vàgiám sát sử dụng tiền DVMTR; ghi chép sổ tay chi trả, sổ tay tuần tra bảo vệ rừng; tínhtoán hệ số K - một yếu tố quan trọng để xác định mức chi trả phù hợp cho từng cộngđồng.

Là một học viên tích cực trong lớp tập huấn, ông Lò Văn Sáng,Trưởng bản Nà Hỳ 2, xã Nà Hỳ (huyện Nậm Pồ) chia sẻ: “Qua lớp học, tôi đã hiêủrõ hơn về quy trình chi trả DVMTR, cách tính hệ số K, ghi chép sổ sách và cáchlập kế hoạch sử dụng nguồn tiền một cách minh bạch. Đây là những kiến thức rấtcần thiết để quản lý rừng hiệu quả tại cộng đồng. Chúng tôi mongrằng Quỹ tiếp tục quan tâm và mở thêm nhiều lớp tập huấn để bà con trong bảnđược bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và kỹ năng trong công tác bảo vệ rừng thời gian tới”.

Học viên trao đổi thảo luận nhóm vềchi trả DVMTR. (ảnh: C.T.V)

Học viên trao đổi thảo luận nhóm vềchi trả DVMTR. (ảnh: C.T.V)

Để chương trình tập huấn đảm bảo nội dung, bám sát tài liệu,phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương và chủ rừng về công tác chi trảDVMTR, báo cáo viên của Quỹ đã áp dụng phương pháp tiếp cận lấy học viên làmtrung tâm. Thông qua thảo luận nhóm, trình bày kết quả, chia sẻ thực tiễn quảnlý tại cơ sở, các học viên không chỉ tiếp thu kiến thức từ báo cáo viên mà cònhọc hỏi lẫn nhau từ những mô hình thực tế. Nhiều cách làm sáng tạo đã được giơíthiệu như tổ chức họp dân để thống nhất phương án phân bổ tiền DVMTR, ưu tiên đâùtư cho công cụ tuần tra, động viên lực lượng tham gia chữa cháy rừng… Những ýtưởng này mang tính thiết thực, giúp nâng cao tính minh bạch,công khai và sự đồng thuận trong cộng đồng.

Ông Vàng A Dùng, cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh cho biết: “Lớptập huấn không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức, kỹ năng, mà còn là nơithể hiện tiếng nói của cộng đồng. Đây là diễn đàn dân chủ, giúp các thành viênBan quản lý rừng phát huy vai trò kiến tạo giải pháp phù hợp với điều kiện củatừng địa phương. Khi người dân hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình, họ sẽchủ động hơn trong công tác bảo vệ rừng, từ đó không chỉ giữ rừng mà còn đảm bảothu nhập ổn định”.

Bên cạnh những kết quả tích cực, các lớp tập huấn cũng là dịpđể cộng đồng phản ánh thẳng thắn những tồn tại, khó khăn trong quá trìnhtriển khai chi trả DVMTR. Một số vấn đề được nêu ra bao gồm việc ghi chép sổsách còn thiếu chặt chẽ, công tác giám sát nội bộ chưa thường xuyên, chưa có sựđồng thuận cao trong việc phân bổ tiền DVMTR giữa các mục đích sử dụng khácnhau tại cộng đồng. Trên cơ sở đó, các nhóm học viên đã chủ động đề xuất các giảipháp cụ thể như tổ chức tập huấn riêng tại bản, hỗ trợ xây dựng quy chế quản lývà sử dụng tiền DVMTR phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế của từng thôn, bản.

Đại diện các chủrừng là cộng đồng thôn, bản tham gia tập huấn về chi trả DVMTR. (ảnh: C.T.V)

Đại diện các chủrừng là cộng đồng thôn, bản tham gia tập huấn về chi trả DVMTR. (ảnh: C.T.V)

Sự tham gia đầy đủ, nghiêm túc của các học viên tại cả haihuyện Nậm Pồ và Mường Nhé đã thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự quan tâm và camkết của cộng đồng trong công tác quản lý, sử dụng tiền DVMTR. Kết thúcmỗi lớp tập huấn, các nhóm thôn, bản đều được yêu cầu xây dựng kế hoạch triểnkhai quản lý và sử dụng tiền DVMTR tại địa phương, tạo tiền đề cho việc thựcthi hiệu quả ngay sau khi lớp học kết thúc. Từ đó đã khẳng định tầm quan trọngcủa chương trình tập huấn trong công tác nâng cao năng lực cho các chủ rừng làcộng đồng thôn, bản cũng như thúc đẩy hiệu quả thực hiện chính sách chi trả DVMTRtrên địa bàn tỉnh.

Với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng,cùng sự tham gia tích cực từ cộng đồng, việc chi trả DVMTR không còn đơn thuầnlà một chính sách mà đã trở thành động lực giúp người dân gắn bó với rừng, sốngnhờ rừng và bảo vệ rừng bằng chính trách nhiệm của cả cộng đồng.

Phạm Quang

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/moi-truong-rung/nang-cao-nang-luc-chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung
Zalo