Nâng cao khả năng lãnh đạo cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững

Dự án 'She Grows the Future' (C-Future) - Phụ nữ xây dựng tương lai được chính thức khởi động tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, mở ra cơ hội cho hỗ trợ phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số, trong việc phát triển và áp dụng các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời nâng cao khả năng lãnh đạo của họ trong việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.

 Đại diện Dự án khảo sát nhu cầu nâng cao khả năng tiếp cận và kiểm soát tài nguyên của bà con

Đại diện Dự án khảo sát nhu cầu nâng cao khả năng tiếp cận và kiểm soát tài nguyên của bà con

Dự án She Grows the Future (C-Future), là một chương trình dài 3 năm, triển khai tại bốn quốc gia: Peru, Ecuador, Lào và Việt Nam, nhằm thúc đẩy công lý khí hậu, bình đẳng giới, an ninh lương thực và bảo tồn đa dạng sinh học.

Thực hiện tại Việt Nam, chương trình sẽ trực tiếp hỗ trợ 6.075 người dân tộc thiểu số và củng cố năng lực cho 10 tổ chức địa phương. Dự án đặt mục tiêu giúp phụ nữ dân tộc thiểu số trở thành những người dẫn dắt trong việc phát triển các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên hệ sinh thái.

Tại tỉnh Lai Châu, Dự án được thực hiện đến năm 2027 với ngân sách 630.000 EUR, được tài trợ bởi Agence Française de Développement (AFD) và Fondation L’Oreál (FLO), cùng với sự hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh Lai Châu và các đối tác kỹ thuật khác.

Dự án She Grows the Future (C-Future) vừa được khởi động tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

Dự án She Grows the Future (C-Future) vừa được khởi động tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

Bà Khoàng Thị Thanh Nga, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lai Châu, chia sẻ: "Chúng tôi hy vọng rằng dự án này sẽ giúp nâng cao kiến thức và khả năng của phụ nữ trong cộng đồng, đặc biệt là về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Phụ nữ sẽ có thêm công cụ và cơ hội để tham gia vào các quyết định quan trọng tại gia đình và cộng đồng".

Theo đó, Dự án C-Future hướng tới cải thiện kiến thức, kỹ năng và cơ hội cho phụ nữ và thanh niên nông thôn, dự án sẽ giúp họ nâng cao khả năng tiếp cận và kiểm soát tài nguyên, từ đó thử nghiệm và thúc đẩy các giải pháp thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, dự án cũng hướng tới xây dựng và tăng cường các mạng lưới tổ chức địa phương lắng nghe tiếng nói của phụ nữ và thúc đẩy việc thực thi các chính sách công lý khí hậu và bình đẳng giới và tập trung vào việc xác định và giải quyết các rào cản cấu trúc như chuẩn mực giới phân biệt và bạo lực giới tính, từ cấp độ hộ gia đình đến cộng đồng và các tổ chức.

Đại diện Dự án khảo sát nhu cầu nâng cao khả năng tiếp cận và kiểm soát tài nguyên của bà con

Đại diện Dự án khảo sát nhu cầu nâng cao khả năng tiếp cận và kiểm soát tài nguyên của bà con

Theo ông Hevert Conan, Giám đốc Agence Française de Développement (AFD), Dự án C-Future là một phần trong cam kết dài hạn của chúng tôi nhằm hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương tại Lai Châu, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số, trong việc đối phó với biến đổi khí hậu. "Chúng tôi tin rằng phụ nữ sẽ là những người dẫn đầu quan trọng trong việc xây dựng các giải pháp thích ứng hiệu quả, từ đó đóng góp vào sự phát triển bền vững của khu vực", ông Hevert Conan nhấn mạnh.

Bà Lê Kim Dung, Giám đốc tổ chức CARE Việt Nam, chia sẻ thêm: "Dự án này không chỉ là một cơ hội để cải thiện điều kiện sống của phụ nữ, mà còn là một cơ hội để họ thể hiện vai trò lãnh đạo của mình trong cộng đồng và trong việc phát triển các giải pháp nông nghiệp bền vững".

3 nhóm đại biểu theo đơn vị xã đã dành thời gian nghiên cứu thông tin dự án, đặt câu hỏi về các hoạt động và đưa ra các nhận xét, góp ý trong buổi thảo luận.

3 nhóm đại biểu theo đơn vị xã đã dành thời gian nghiên cứu thông tin dự án, đặt câu hỏi về các hoạt động và đưa ra các nhận xét, góp ý trong buổi thảo luận.

Phương pháp tiếp cận của dự án bao gồm việc trao quyền cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số thông qua các trường học về nông nghiệp sinh thái, các kế hoạch thích ứng tham gia và hỗ trợ tài chính cho các sáng kiến do phụ nữ dẫn dắt.

Dự án cũng sẽ xây dựng các mạng lưới tổ chức địa phương để tạo cơ hội cho phụ nữ nâng cao tiếng nói và thúc đẩy các chính sách giảm bất bình đẳng giới. Một phần quan trọng khác là việc thay đổi các chuẩn mực giới thông qua việc tổ chức các cuộc đối thoại về giới và xây dựng hình mẫu nam tính tích cực.

Vân Anh

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/nang-cao-kha-nang-lanh-dao-cho-phu-nu-dan-toc-thieu-so-trong-bao-ve-moi-truong-va-thuc-day-phat-trien-ben-vung-20250411115515881.htm
Zalo