Nam sinh An Giang và những trải nghiệm tại Diễn đàn Văn hóa thanh niên ASEAN
SVO - Là một trong những sinh viên vinh hạnh tham dự Diễn đàn Văn hóa thanh niên ASEAN và ASEAN + 3, năm 2025 (AYCF 2025), Nguyễn Đông Thạnh (2002, ngành Sư phạm Tiếng Anh, trường ĐH An Giang) đã sở hữu cho mình không ít bài học quý giá đúc kết từ chương trình.
>
Nguyễn Đông Thạnh chia sẻ: “Mình luôn chủ động tìm hiểu các diễn đàn, cũng như các sự kiện và các chương trình về trao đổi văn hóa hay về trao đổi sinh viên AUN (Mạng lưới các trường đại học ASEAN). Khi nhận được thông tin đăng tuyển đ, mình đã không ngần ngại nộp hồ sơ ứng tuyển”.
Đối với Đông Thạnh, hành trang quý giá nhất để chuẩn bị cho chuyến đi này chính là niềm tự hào đối với văn hóa dân tộc. Bởi Thạnh cho rằng, đây chính là cơ hội để người trẻ Việt Nam như Thạnh lan tỏa những tinh hoa văn hóa của dân tộc đến bạn bè quốc tế. Thạnh nhận thấy, người trẻ Việt Nam đang đóng một vài trò chủ chốt trong việc giữ gìn và lan tỏa văn hóa nước nhà.

Đông Thạnh (thứ hai, từ phải sang) cùng ba sinh viên tham dự Diễn đàn Văn hóa thanh niên ASEAN và ASEAN + 3, năm 2025.
“Văn hóa định hình nên bản chất con người. Chúng ta là những người kế thừa, duy trì cái cũ và phát huy cái mới, là cầu nối đưa nước nhà vươn xa hơn. Các bạn là một thế hệ “bắt trend”, điều này cho phép các bạn luôn có một sự tự tin nhất định khi bước ra hội nhập với quốc tế. Vì thế, chỉ cần trong các bạn luôn có niềm tự hào về dân tộc, về đất nước, thì trend nào đi nữa cũng sẽ lan tỏa mạnh mẽ những nét truyền thống nước nhà”, Thạnh nói.
Bằng vốn tiếng Anh của mình, Đông Thạnh cũng đã mở rộng mối quan hệ bằng cách trò chuyện cùng nhiều bạn bè quốc tế: “Có thể nói, mình đã “quăng miếng” khắp tất cả mọi nơi, mọi lúc, tạo ra những màn cười “rơi cả hàm” đến bạn bè quốc tế”.

Đông Thạnh tự hào mình là một trong những đại biểu đại diện cho Việt Nam tham gia giao lưu.
Khi có cơ hội tiếp xúc với một người bạn nước ngoài thì đó chính là cơ hội cho Thạnh được học ngôn ngữ của họ và cũng là lúc Thạnh tranh thủ giới thiệu cho các bạn những từ thông dụng trong tiếng Việt như “Xin chào Việt Nam”, “Tôi yêu Việt Nam” hay “Xin cảm ơn”. Nhờ vậy, Thạnh đã để lại nhiều ấn tượng trong những người bạn quốc tế về một chàng trai Việt cởi mở và thân thiện.
Diễn đàn cũng là nơi Đông Thạnh được giao lưu và học hỏi nhiều điều từ những người bạn mới, có thêm cơ hội hiểu biết hơn về những ngành nghề, ngôi trường của các bạn: “Nghe các bạn chia sẻ về ngôi trường đang theo học, mình cũng có chút khao khát được học thêm nữa, có thể là học cao học tại đấy, nếu có cơ duyên”.

Đông Thạnh (thứ hai, từ phải sang) tham gia giao lưu cùng các sinh viên quốc tế tham dự Diễn đàn Văn hóa thanh niên ASEAN và ASEAN + 3, năm 2025.

“Bài học giá trị nhất mà mình học được từ bạn bè quốc tế, đó là “sự hết mình”. Ở đó, không một ai bắt chúng mình phải như thế này, phải như thế kia, nhưng các bạn ấy đã giúp đỡ nhau hết mình, chơi hết mình, học tập hết mình”, Đông Thạnh chia sẻ.
Đông Thạnh cho rằng, “” là cách tốt nhất để các bạn trẻ Việt Nam vừa giữ gìn truyền thống, vừa tự tin hội nhập quốc tế. Thạnh hy vọng, thế hệ trẻ Việt hãy làm mọi thứ hết mình, nếu làm được, hãy cứ làm, nếu đi được, hãy cứ đi, như cách Đông Thạnh đã mạnh mẽ đặt những bước chân của mình ra quốc tế.
‘Mùa Hè Xanh’ đáng nhớ của những sinh viên Indonesia
Nữ Bí thư chi đoàn trường CĐ Sư phạm Tây Ninh truyền cảm hứng
Chiến sĩ ‘Mùa Hè Xanh’ đồng hành cùng địa phương thúc đẩy chuyển đổi số
Sinh viên tổ chức đêm nhạc phục vụ công chúng nhằm gây quỹ thiện nguyện