Nam Định tổ chức hội thảo Phát triển kinh tế xanh: Lý luận và thực tiễn

Ngày 26/6, Tỉnh ủy Nam định đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia Phát triển kinh tế xanh- Lý luận và thực tiễn.

Hội thảo khoa học quốc gia Phát triển kinh tế xanh- Lý luận và Thực tiễn do Tỉnh ủy Nam Định phối hợp Báo Nhân Dân, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức.

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, phát triển kinh tế xanh hiện là ưu tiên hàng đầu và mục tiêu mà mọi quốc gia hướng tới nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội.

Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc.

Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc.

Tại Việt Nam, xây dựng nền kinh tế xanh đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.

Cụ thể hóa chủ trương này, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 với mục tiêu tổng quát là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu. Cùng với đó, Quốc hội cũng đã ban hành mới, bổ sung, sửa đổi một số luật liên quan đến tăng trưởng xanh.

Hội thảo khoa học quốc gia Phát triển kinh tế xanh- Lý luận và thực tiễn.

Hội thảo khoa học quốc gia Phát triển kinh tế xanh- Lý luận và thực tiễn.

Thực hiện chủ trương này, từ năm 2021 đến nay, các ngành, các cấp, các địa phương, doanh nghiệp đã triển khai mạnh mẽ quá trình chuyển đổi kinh tế xanh và đã đạt được những kết quả bước đầu, có tác dụng tích cực đối với tái cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm.

Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành và nỗ lực thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh. Doanh nghiệp, người dân đẩy mạnh xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Tuy nhiên, thực tế phát triển kinh tế xanh hiện nay còn gặp nhiều rào cản. Hiện các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật cụ thể hướng tới thực hiện kinh tế xanh ở Việt Nam chưa được hoàn thiện, mới dừng ở việc đề xuất hướng tiếp cận, chủ yếu tập trung vào tăng trưởng xanh; ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường chưa cao.

Bên cạnh đó, vấn đề tài chính, nguồn vốn cho thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế xanh còn thiếu; công nghệ sản xuất ở Việt Nam so với thế giới phần lớn là công nghệ cũ, tiêu hao năng lượng lớn, xử lý chất thải kém dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp.

Các ngành sản xuất năng lượng sạch như: Gió, mặt trời... phát triển chưa đủ mạnh để đáp ứng được nhu cầu năng lượng quốc gia. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, lộ trình xây dựng nền kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật cụ thể hướng tới thực hiện kinh tế xanh ở Việt Nam chưa được hoàn thiện, mới dừng ở việc đề xuất hướng tiếp cận, chủ yếu tập trung vào tăng trưởng xanh; ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường chưa cao; vấn đề tài chính, nguồn vốn cho thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế xanh còn thiếu; công nghệ sản xuất ở Việt Nam so với thế giới phần lớn là công nghệ cũ, tiêu hao năng lượng lớn, xử lý chất thải kém dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp.

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định đã thông tin nhanh về tình hình phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Cũng theo đồng chí, quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng về tầm quan trọng của tăng trưởng xanh đối với sự phát triển của đất nước và của địa phương, trong quá trình phát triển kinh tế, Nam Định luôn chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các làng nghề, kiểm soát chặt chẽ nguồn phát sinh khí thải tại các khu, cụm công nghiệp, hướng tới xây dựng mô hình tăng trưởng theo hướng hiện đại, xanh, bền vững, đạt được các mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu và đặc biệt là thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP26.

Đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định đã thông tin nhanh về tình hình phát triển kinh tế-xã hội địa phương

Đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định đã thông tin nhanh về tình hình phát triển kinh tế-xã hội địa phương

Vừa qua, theo công bố đánh giá chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ công bố vào tháng 5/2024, Nam Định đạt 27,75 điểm, tăng 15,35 điểm so với năm 2022; trong đó 3/4 chỉ số thành phần tăng điểm gồm: Giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai; đảm bảo tuân thủ; chính sách khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ. Đây là nền tảng, tiền đề thuận lợi để Nam Định bước vào giai đoạn phát triển mới nhanh và bền vững, hướng tới mục tiêu đến năm 2030, Nam Định là tỉnh phát triển khá của cả nước.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Nam Định, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phát triển kinh tế xanh - Lý luận và thực tiễn” nhằm chia sẻ các quan điểm về cách tiếp cận kinh tế xanh ở Việt Nam trong tiến trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, đề xuất các giải pháp về huy động nguồn lực đầu tư trong phát triển kinh tế xanh; qua đó thu nhận các thông tin, bài học kinh nghiệm hữu ích từ các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học và từ các doanh nghiệp; gợi mở ra hướng nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển bền vững, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng.

Hải Linh

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/nam-dinh-to-chuc-hoi-thao-phat-trien-kinh-te-xanh-ly-luan-va-thuc-tien-328279.html
Zalo