Năm 2024, GVR dự chi 1.200 tỷ trả cổ tức và chuyển nhượng 8 công ty

GVR dự kiến chuyển nhượng vốn đối với đơn vị do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm cổ phần chi phối là Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ và Du lịch Cao su và 07 đơn vị Tập đoàn không nắm cổ phần chi phối khác...

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - Công ty Cổ phần (mã GVR-HOSE) công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 - trong đó, có kế hoạch kinh doanh năm 2024 và Thông qua Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - Công ty cổ phần đến hết năm 2025... Cụ thể:

Đối với kế hoạch kinh doanh hợp nhất của công ty mẹ: GVR dự kiến doanh thu đạt 3.988 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.454 tỷ đồng.

Về kế hoạch kinh doanh hợp nhất: GVR dự kiến doanh thu đạt 24.999 tỷ và lợi nhuận sau thuế đạt 3.437 tỷ đồng. Cả 2 chỉ tiêu trên đều ngang kết quả thực hiện được năm 2023.

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024, GVR dự kiến là 1.454 tỷ đồng, GVR sẽ dùng 1.200 tỷ đồng để trả cổ tức (tương đương 3% vốn điều lệ) và 254 tỷ đồng trích lập các quỹ theo quy định.

Về kế hoạch đầu tư phát triển, doanh nghiệp sẽ dùng 1.001 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ bản, gấp 77 lần mức đầu tư năm 2023.

Năm 2025, GVR lên mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất toàn tập đoàn là 28.575 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt khoảng 5%; tổng doanh thu hợp nhất giai đoạn 2021 - 2025 ước đạt 135.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt mức 5.051 tỷ đồng; tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất giai đoạn 2021 - 2025 ước đạt 25.075 tỷ đồng.

Số lao động bình quân hàng năm toàn tập đoàn giai đoạn 2021 - 2025 là 82.848 người/năm, đến năm 2025 đạt 87.070 người và thu nhập bình quân khoảng 101 triệu đồng/người/năm.

Định hướng, quy mô ngành nghề kinh doanh chính đến hết năm 2025

GVR sẽ trồng, chăm sóc, khai thác và kinh doanh các sản phẩm từ cây cao su với diện tích khoảng 360.000 - 370.000 ha (trong nước khoảng 245.000 - 255.000 ha, nước ngoài khoảng 115.000ha), sản lượng mủ cao su khai thác khoảng 400.000 tấn, sản lượng tiêu thụ khoảng 500.000 tấn (bao gồm cao su gia công, thu mua), sản lượng gỗ cao su nguyên liệu khoảng 1,5 triệu m3 gỗ.

Đồng thời, GVR tiếp tục khai thác có hiệu quả các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên đất cao su chuyển đổi; đẩy mạnh đầu tư mở rộng, đầu tư mới các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch của địa phương và theo quy định pháp luật gắn với củng cố, phát triển doanh nghiệp.

Về tỷ lệ nhà nước sở hữu tại Tập đoàn

Theo GVR, tỷ lệ phần vốn Nhà nước nắm giữ tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP hiện nay là 96,77% và tiếp tục thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 về Kế hoạch sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 - 2025.

Kế hoạch phân loại, sắp xếp các đơn vị thành viên của Tập đoàn đến hết năm 2025

Duy trì hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ - Tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ đối với 20 công ty, bao gồm: Công ty TNHH MTV Tổng công ty Cao su Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng, Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh, Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng, Công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk, Công ty TNHH MTV Cao su Eah'Leo, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê, Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum, Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh, Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam, Công ty TNHH MTV Cao 3 su Nam Giang Quảng Nam, Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh, Công ty TNHH MTV Cao su Hương Khê Hà Tĩnh, Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa, Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận, Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi.

Duy trì doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên đối với 13 công ty cổ phần gồm: Công ty Cổ phần Cao su Bà Rịa, Công
ty Cổ phần Cao su Tân Biên, Công ty Cổ phần Gỗ MDF Quảng Trị, Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu cao su, Công ty Cổ phần Cao su Sơn La, Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang, Công ty Cổ phần Cao su Quasa Geruco, Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu, Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa, Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu II, Công ty Cổ phần Cao su Yên Bái, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Cao su Nghệ An, Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Kiên Giang.

Duy trì doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ từ 50% đến dưới 65% vốn điều lệ đối với 9 công ty cổ phần gồm: Công ty Cổ phần Thể thao ngôi sao Geru, Công ty Cổ phần Cao su Sa Thầy, Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh, Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú, Công ty Cổ phần Cơ khí cao su, Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên, Công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình, Công ty Cổ phần VRG Khải Hoàn, Công ty Cổ phần xuất khẩu cao su Nhật Bản.

Duy trì doanh nghiệp do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ đối với 17 công ty cổ phần gồm: Công ty CP Cao su Việt Lào, Công ty CP Cao su Tân Biên Kampong Thom, Công ty CP Cao su Đồng Nai Kratie, Công ty CP Cao su Đồng Phú Kratie, Công ty CP Gỗ MDF VRG Dongwha, Công CP Cao su Bà Rịa Kampong Thom, Công ty CP Cao su Chư Sê Kampong Thom, Công ty CP Cao su Mang Yang Ratanakiri, Công ty CP Cao su Krông Buk Ratanakiri, Công ty CP Cao su Chư Prông Strung Treng, Công ty CP Cao su Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty CP Cao su Dầu Tiếng Kratie, Công ty CP Cao su Dầu Tiếng Campuchia, Công ty CP KCN Nam Tân Uyên, Công ty CP Công nghiệp An Điền, Công ty CP Chế biến gỗ Thuận An, Công ty CP Đầu tư và Phát triển VRG Long Thành.

Về kế hoạch tái cơ cấu các khoản đầu tư

VGR sẽ chuyển đổi 04 đơn vị gồm: Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su, Tạp chí Cao su Việt Nam, Trung tâm Y tế Cao su, Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp loại hình, tình hình hoạt động của từng đơn vị.

Chuyển nhượng vốn đối với đơn vị do Công ty mẹ - Tập đoàn nắm cổ phần chi phối là Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ và Du lịch Cao su và 07 đơn vị Tập đoàn không nắm cổ phần chi phối gồm: Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam (mã GRV-UPCoM); Công ty Cổ phần Du lịch quốc tế Vũng Tàu (mã VIR-UPCoM); Công ty Cổ phần EVN Quốc tế (mã EIC-UPCoM); Công ty Cổ phần Điện Việt Lào; Công ty Cổ phần Tổng công ty Xây dựng và Thủy lợi 4 (mã TL4-UPCoM); Công ty Cổ phần BOT Quốc lộ 13 An Lộc - Hoa Lư; Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (mã SIP-HOSE).

Đối với việc sắp xếp 05 công ty thủy điện gồm: 04 công ty cấp II (Công ty Cổ phần VRG Bảo Lộc, Công ty Cổ phần Thủy điện Geruco Sông Côn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thủy điện VRG Phú Yên, Công ty Cổ phần VRG Đắk Nông) và 01 công ty cấp III (Công ty CP VRG Ngọc Linh) thực hiện theo chỉ đạo, quyết định, phán quyết của cấp có thẩm quyền.

GVR sẽ xem xét đầu tư thêm vốn để nắm giữ quyền chi phối tại Công ty Cổ phần Cao su Bến Thành; việc đầu tư phải đảm bảo theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn của Tập đoàn;

Đồng thời, thực hiện giải thể Xí nghiệp Liên doanh Visorutex khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và thực hiện sáp nhập Công ty TNHH MTV VRG Oudomxay vào CTCP Quasa Geruco, Công ty TNHH MTV Cao su Quavan vào Công ty TNHH Cao su Việt Lào (các doanh nghiệp thành viên tại Lào) theo quy định.

Hà Anh

Nguồn VnEconomy: https://vneconomy.vn/nam-2024-gvr-du-chi-1-200-ty-tra-co-tuc-va-chuyen-nhuong-8-cong-ty.htm
Zalo