Năm 2024, Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình tăng 0,82 điểm

Tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI năm 2024. Theo báo cáo của VCCI, năm 2024, Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình đạt 63,63 điểm, tăng 0,82 điểm so với năm 2023. Trong đó có 6 chỉ số thành phần tăng điểm và 4 chỉ số thành phần giảm điểm.

Tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI năm 2024. Theo báo cáo của VCCI, năm 2024, Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình đạt 63,63 điểm, tăng 0,82 điểm so với năm 2023. Trong đó có 6 chỉ số thành phần tăng điểm và 4 chỉ số thành phần giảm điểm.

Cụ thể, 6 chỉ số thành phần tăng điểm gồm: chỉ số gia nhập thị trường đạt 7,28 điểm (năm 2023: 6,79 điểm); chỉ số tính minh bạch 6,32 điểm (năm 2023: 5,93 điểm); chỉ số chi phí không chính thức 6,85 điểm (năm 2023: 6,81 điểm); chỉ số cạnh tranh bình đẳng 5,74 điểm (năm 2023: 5,20 điểm); chỉ số về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp 6,26 điểm (năm 2023: 6,14 điểm); chỉ số về đào tạo lao động 6,03 điểm (năm 2023: 5,60 điểm).

4 chỉ số thành phần giảm điểm so với năm 2023 gồm: chỉ số về tiếp cận đất đai từ 6,35 điểm giảm xuống 5,97 điểm; chỉ số về chi phí thời gian từ 7,42 điểm giảm xuống 6,81 điểm; chỉ số về tính năng động của chính quyền từ 6,25 điểm xuống 5,94 điểm; chỉ số về thiết chế pháp lý và an ninh trật tự từ 7,90 điểm giảm xuống 6,43 điểm.

Cụ thể, 6 chỉ số thành phần tăng điểm gồm: chỉ số gia nhập thị trường đạt 7,28 điểm (năm 2023: 6,79 điểm); chỉ số tính minh bạch 6,32 điểm (năm 2023: 5,93 điểm); chỉ số chi phí không chính thức 6,85 điểm (năm 2023: 6,81 điểm); chỉ số cạnh tranh bình đẳng 5,74 điểm (năm 2023: 5,20 điểm); chỉ số về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp 6,26 điểm (năm 2023: 6,14 điểm); chỉ số về đào tạo lao động 6,03 điểm (năm 2023: 5,60 điểm).

4 chỉ số thành phần giảm điểm so với năm 2023 gồm: chỉ số về tiếp cận đất đai từ 6,35 điểm giảm xuống 5,97 điểm; chỉ số về chi phí thời gian từ 7,42 điểm giảm xuống 6,81 điểm; chỉ số về tính năng động của chính quyền từ 6,25 điểm xuống 5,94 điểm; chỉ số về thiết chế pháp lý và an ninh trật tự từ 7,90 điểm giảm xuống 6,43 điểm.

Đối với chỉ số xanh cấp tỉnh PGI, tỉnh Hòa Bình cơ bản tăng điểm các chỉ số thành phần so với năm 2023. Cụ thể, chỉ số về đảm bảo tuân thủ tăng từ 6,25 điểm lên 6,97 điểm; chỉ số thúc đẩy thực hành xanh tăng từ 4,00 điểm lên 5,36 điểm; chỉ số chính sách khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ tăng từ 5,07 điểm lên 5,83 điểm. Duy nhất chỉ số giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai giảm từ 5,45 điểm xuống 5,33 điểm.

PCI là công cụ tin cậy để thúc đẩy cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương, từ đó góp phần nuôi dưỡng và phát triển khu vực kinh tế tư nhân - trụ cột của nền kinh tế năng động và bền vững. Báo cáo PCI năm 2024 được công bố trong bối cảnh Việt Nam bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ với khát vọng tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025 và đạt hai con số trong các năm tiếp theo. Mục tiêu này đòi hỏi quyết tâm cao độ trong việc cải thiện nền tảng thể chế, nâng cao chất lượng điều hành và tạo dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi, hiệu quả và minh bạch. Trong bối cảnh đó, PCI tiếp tục đóng vai trò là tấm gương phản chiếu thực tế điều hành tại các tỉnh, thành phố, giúp các địa phương xác định điểm mạnh, điểm yếu và từ đó có hướng cải thiện phù hợp.

Khảo sát năm 2024 được thực hiện với phản hồi của gần 11.000 doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp tiếp tục thể hiện niềm tin vào chính quyền địa phương, đặc biệt trong các lĩnh vực như minh bạch thông tin, chất lượng lao động và cải cách thủ tục hành chính trực tuyến.

Đ.H

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/12/200898/nam-2024,-chi-so-nang-luc-canh-tranh-tinh-hoa-binh-tang-0,82-diem.htm
Zalo