Mỹ trình diễn khái niệm máy bay thiết kế cánh hỗn hợp độc đáo

Công ty JetZero của Mỹ đang thử nghiệm một mẫu máy bay trình diễn đầy hứa hẹn với thiết kế cánh hỗn hợp.

Quyết định của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ giao cho Công ty JetZero sản xuất nguyên mẫu thử nghiệm máy bay cánh hỗn hợp đã được biết đến vào tháng 7 năm 2023.

Máy bay trình diễn quy mô nhỏ có biệt danh là Pathfinder, phương tiện này với sải cánh dài 7 mét và nhỏ hơn khoảng 8 lần so với một chiếc phi cơ cỡ lớn.

 Nguyên mẫu bay thử nghiệm cỡ nhỏ Pathfinder.

Nguyên mẫu bay thử nghiệm cỡ nhỏ Pathfinder.

Cùng lúc với các cuộc thử nghiệm của Pathfinder, một công ty khác tham gia chương trình là Northrop Grumman đã lên kế hoạch sản xuất một nguyên mẫu kích thước đầy đủ vào năm 2026.

Không lực Hoa Kỳ đang phân tích dữ liệu thử nghiệm chuyến bay từ một phiên bản thu nhỏ, sử dụng thông tin thu được để cải thiện phần mềm và tối ưu hóa cấu hình của máy bay với kích thước đầy đủ, chuyến bay đầu tiên của nó dự kiến vào tháng 9 năm 2027.

Việc tạo ra một mẫu máy bay có thiết kế cánh hỗn hợp là một phần bổ sung cho chương trình Hệ thống tiếp nhiên liệu trên không thế hệ tiếp theo.

Dự án này sẽ cung cấp đánh giá về khái niệm máy bay như trên để tiếp tục sử dụng trong các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là trong vận tải hàng hóa và hành khách.

 Hình ảnh đồ họa một chiếc máy bay có thiết kế cánh hỗn hợp.

Hình ảnh đồ họa một chiếc máy bay có thiết kế cánh hỗn hợp.

Máy bay có cấu trúc cánh hỗn hợp (Thân cánh hỗn hợp) là một khái niệm cải tiến trong đó cánh chuyển tiếp vào thân một cách trơn tru.

Ưu điểm chính của thiết kế này là giảm lực cản phía trước và hình thành lực nâng trên toàn bộ bề mặt máy bay. Điều này cho phép tăng đáng kể tải trọng hữu ích cũng như hiệu quả sử dụng nhiên liệu.

Theo báo cáo của Không quân Mỹ, chiếc máy bay với thiết kế như vậy tiết kiệm nhiên liệu hơn 30% so với những vận tải cơ và phi cơ tiếp nhiên liệu thông thường ngày nay.

Tuy vậy dự án có những hạn chế nhất định về mặt lý thuyết: việc vận hành những chiếc máy bay như vậy trên các tuyến đường ngắn có thể không mang lại lợi ích về mặt kinh tế và cơ sở hạ tầng của các sân bay hiện đại hiện chưa sẵn sàng để tiếp nhận.

Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch đầu tư 235 triệu USD vào việc phát triển công nghệ này trong những năm tới và cũng kỳ vọng sẽ thu hút thêm vốn đầu tư đến từ khối tư nhân.

Máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới B-21 Raider của Không quân Mỹ.

Theo Air and Space Forces Magazine

Sao Đỏ

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/my-trinh-dien-khai-niem-may-bay-thiet-ke-canh-hon-hop-doc-dao-post714817.html
Zalo