Mỹ sẵn sàng rút tiêm kích F-16 trong biên chế giao cho Không quân Ukraine?

Tiêm kích F-16 có thể ào ạt tới Ukraine trong tương lai nếu như Kyiv đảm bảo đủ số lượng phi công điều khiển.

Thông tin mới xuất hiện về tiêm kích F-16 trên các phương tiện truyền thông phương Tây, dường như được để lộ một cách có chủ ý báo hiệu một diễn biến rất đáng quan tâm.

Thông tin mới xuất hiện về tiêm kích F-16 trên các phương tiện truyền thông phương Tây, dường như được để lộ một cách có chủ ý báo hiệu một diễn biến rất đáng quan tâm.

Cần nhấn mạnh, dựa trên kinh nghiệm từ quá khứ, trước khi Mỹ chuẩn bị cung cấp vũ khí mới cho Ukraine, một chiến dịch truyền thông thường được tiến hành, mục đích vừa để cảnh báo Nga, vừa giúp công chúng quen với thực tế là bước đi mới sẽ được thực hiện.

Cần nhấn mạnh, dựa trên kinh nghiệm từ quá khứ, trước khi Mỹ chuẩn bị cung cấp vũ khí mới cho Ukraine, một chiến dịch truyền thông thường được tiến hành, mục đích vừa để cảnh báo Nga, vừa giúp công chúng quen với thực tế là bước đi mới sẽ được thực hiện.

Điển hình chính là trường hợp lựu pháo M777, pháo phản lực dẫn đường HIMARS rồi đến xe tăng Abrams, tên lửa ATACMS và nhiều loại vũ khí khác. Bây giờ đã đến thời điểm của hàng không, khi Mỹ cùng đồng minh vừa giao lô tiêm kích F-16 đầu tiên cho Ukraine.

Điển hình chính là trường hợp lựu pháo M777, pháo phản lực dẫn đường HIMARS rồi đến xe tăng Abrams, tên lửa ATACMS và nhiều loại vũ khí khác. Bây giờ đã đến thời điểm của hàng không, khi Mỹ cùng đồng minh vừa giao lô tiêm kích F-16 đầu tiên cho Ukraine.

Hiện tại châu Âu không có số lượng F-16 dư thừa khổng lồ như Mỹ, cụ thể Washington nắm trong tay hàng nghìn chiếc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi bắt đầu nói về máy bay, tức là Washington đã quyết định xong mọi việc, câu hỏi duy nhất chỉ là khi nào và bao nhiêu.

Hiện tại châu Âu không có số lượng F-16 dư thừa khổng lồ như Mỹ, cụ thể Washington nắm trong tay hàng nghìn chiếc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi bắt đầu nói về máy bay, tức là Washington đã quyết định xong mọi việc, câu hỏi duy nhất chỉ là khi nào và bao nhiêu.

Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall trong chuyến thăm Phần Lan đã nhận được câu hỏi từ các phóng viên địa phương về việc liệu Washington có trực tiếp cung cấp tiêm kích F-16 cho Ukraine hay không.

Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall trong chuyến thăm Phần Lan đã nhận được câu hỏi từ các phóng viên địa phương về việc liệu Washington có trực tiếp cung cấp tiêm kích F-16 cho Ukraine hay không.

Ông Kendall đã tránh trả lời và chỉ nói rằng rằng bản thân không biết về bản kế hoạch như vậy, “nhưng ý tưởng này không bị loại trừ”. Hiện tại Đan Mạch và Hà Lan sẽ cung cấp máy bay, còn Mỹ tập trung đào tạo phi công Ukraine, việc này sẽ mang lại kết quả rõ rệt vào năm 2025.

Ông Kendall đã tránh trả lời và chỉ nói rằng rằng bản thân không biết về bản kế hoạch như vậy, “nhưng ý tưởng này không bị loại trừ”. Hiện tại Đan Mạch và Hà Lan sẽ cung cấp máy bay, còn Mỹ tập trung đào tạo phi công Ukraine, việc này sẽ mang lại kết quả rõ rệt vào năm 2025.

Thực tế trên hé mở viễn cảnh Mỹ sẽ gửi ngay cả những chiếc F-16 đang phục vụ trong thành phần tác chiến cho Không quân Ukraine, họ chỉ đơn giản đang quan sát xem "cuộc thử nghiệm" ở châu Âu sẽ kết thúc như thế nào.

Thực tế trên hé mở viễn cảnh Mỹ sẽ gửi ngay cả những chiếc F-16 đang phục vụ trong thành phần tác chiến cho Không quân Ukraine, họ chỉ đơn giản đang quan sát xem "cuộc thử nghiệm" ở châu Âu sẽ kết thúc như thế nào.

Cần nhấn mạnh, việc cung cấp tiêm kích F-16 cho Kyiv được thiết kế trong khoảng thời gian 2 - 3 năm và không chỉ Đan Mạch cùng với Hà Lan tham gia sáng kiến, mà còn cả một nhóm nước sẵn sàng chia sẻ với Ukraine.

Cần nhấn mạnh, việc cung cấp tiêm kích F-16 cho Kyiv được thiết kế trong khoảng thời gian 2 - 3 năm và không chỉ Đan Mạch cùng với Hà Lan tham gia sáng kiến, mà còn cả một nhóm nước sẵn sàng chia sẻ với Ukraine.

Do vậy gần như chắc chắn nguồn cung tiêm kích F-16 trực tiếp từ Mỹ cho Kyiv sẽ được triển khai khi lượng dự trữ của châu Âu bắt đầu cạn kiệt. Vào thời điểm đó, Nga đã quen với ý tưởng F-16 hoạt động liên tục trên chiến trường.

Do vậy gần như chắc chắn nguồn cung tiêm kích F-16 trực tiếp từ Mỹ cho Kyiv sẽ được triển khai khi lượng dự trữ của châu Âu bắt đầu cạn kiệt. Vào thời điểm đó, Nga đã quen với ý tưởng F-16 hoạt động liên tục trên chiến trường.

Vấn đề nữa cần quan tâm là các tiêm kích của Ukraine đã được nâng cấp bởi các kỹ sư của Phi đội Tác chiến Điện tử số 68 thuộc Không quân Mỹ nhằm cải thiện mức độ sống sót trên chiến trường.

Vấn đề nữa cần quan tâm là các tiêm kích của Ukraine đã được nâng cấp bởi các kỹ sư của Phi đội Tác chiến Điện tử số 68 thuộc Không quân Mỹ nhằm cải thiện mức độ sống sót trên chiến trường.

Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện công việc nói trên là một trung tâm nghiên cứu các phương pháp thực hành tốt nhất trong lĩnh vực tác chiến điện tử (EW) nhằm tăng cường tiềm năng và mức độ sống sót của hàng không Mỹ.

Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện công việc nói trên là một trung tâm nghiên cứu các phương pháp thực hành tốt nhất trong lĩnh vực tác chiến điện tử (EW) nhằm tăng cường tiềm năng và mức độ sống sót của hàng không Mỹ.

Các kỹ sư của Phi đội 68 cho biết, hệ thống EW của F-16 giao cho Kyiv cần được nâng cấp để máy bay có thể phối hợp hiệu quả với chiến đấu cơ khác của Không quân Ukraine và chống lại mối đe dọa từ vũ khí Nga một cách hiệu quả.

Các kỹ sư của Phi đội 68 cho biết, hệ thống EW của F-16 giao cho Kyiv cần được nâng cấp để máy bay có thể phối hợp hiệu quả với chiến đấu cơ khác của Không quân Ukraine và chống lại mối đe dọa từ vũ khí Nga một cách hiệu quả.

Công việc trên các hệ thống EW này tỏ ra khó khăn do thời hạn chặt chẽ và quá trình sửa đổi tổ hợp vốn không được Không quân Mỹ sử dụng. Hiện tại phía Mỹ vẫn giữ bí mật về khí tài tích hợp trên những máy bay này.

Công việc trên các hệ thống EW này tỏ ra khó khăn do thời hạn chặt chẽ và quá trình sửa đổi tổ hợp vốn không được Không quân Mỹ sử dụng. Hiện tại phía Mỹ vẫn giữ bí mật về khí tài tích hợp trên những máy bay này.

Tiêm kích F-16 với khí tài đối phó điện tử được lập trình lại mặc dù chưa mang tới ưu thế rõ rệt, nhưng có thể giúp phi công nắm lợi thế về tình huống trong việc tiếp cận các mục tiêu, để đảm bảo tác động và thành công trên chiến trường.

Tiêm kích F-16 với khí tài đối phó điện tử được lập trình lại mặc dù chưa mang tới ưu thế rõ rệt, nhưng có thể giúp phi công nắm lợi thế về tình huống trong việc tiếp cận các mục tiêu, để đảm bảo tác động và thành công trên chiến trường.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/my-san-sang-rut-tiem-kich-f-16-trong-bien-che-giao-cho-khong-quan-ukraine-post587468.antd
Zalo