Mỹ lần đầu triển khai tên lửa tầm xa tại Đức kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh

Việc Mỹ triển khai tên lửa tầm xa tới Đức là nguy cơ thổi bùng lên một cuộc chạy đua vũ trang mới tại châu Âu.

Kể từ năm 2026, Mỹ sẽ bắt đầu triển khai tên lửa tầm xa SM-6 và Tomahawk tới Đức, đây là bước đi lần đầu được thực hiện kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Nhà Trắng đã chính thức công bố điều này.

Kể từ năm 2026, Mỹ sẽ bắt đầu triển khai tên lửa tầm xa SM-6 và Tomahawk tới Đức, đây là bước đi lần đầu được thực hiện kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Nhà Trắng đã chính thức công bố điều này.

Những tên lửa hành trình nói trên thuộc tổ hợp mặt đất Typhon với tầm bắn lên tới 2.500 km sẽ tăng cường đáng kể khả năng quân sự của NATO. Nhờ đó liên minh đủ khả năng tấn công hầu hết mọi mục tiêu trên lãnh thổ Nga, ấn phẩm Spiegel của Đức nhấn mạnh.

Những tên lửa hành trình nói trên thuộc tổ hợp mặt đất Typhon với tầm bắn lên tới 2.500 km sẽ tăng cường đáng kể khả năng quân sự của NATO. Nhờ đó liên minh đủ khả năng tấn công hầu hết mọi mục tiêu trên lãnh thổ Nga, ấn phẩm Spiegel của Đức nhấn mạnh.

Nguyên nhân dẫn đến quyết định này theo giải thích từ Washington là do Nga ngày càng tăng cường trang bị vũ khí, đặc biệt là trong lĩnh vực vũ khí tấn công tầm xa, tạo ra sự mất cân bằng quyền lực rõ rệt trong khu vực.

Nguyên nhân dẫn đến quyết định này theo giải thích từ Washington là do Nga ngày càng tăng cường trang bị vũ khí, đặc biệt là trong lĩnh vực vũ khí tấn công tầm xa, tạo ra sự mất cân bằng quyền lực rõ rệt trong khu vực.

Đặc biệt, Moskva đã triển khai một số lượng đáng kể tên lửa tầm trung và tầm xa ở Kaliningrad, cho phép nước này đe dọa hầu như bất kỳ mục tiêu nào ở châu Âu. Bên cạnh đó, vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga cũng đã có mặt tại Belarus.

Đặc biệt, Moskva đã triển khai một số lượng đáng kể tên lửa tầm trung và tầm xa ở Kaliningrad, cho phép nước này đe dọa hầu như bất kỳ mục tiêu nào ở châu Âu. Bên cạnh đó, vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga cũng đã có mặt tại Belarus.

Việc triển khai tên lửa tầm xa của Mỹ ở Đức được coi là phản ứng chiến lược trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Nga, nhưng điều này chắc chắn sẽ dẫn đến phản ứng mạnh và đáp trả từ Moskva.

Việc triển khai tên lửa tầm xa của Mỹ ở Đức được coi là phản ứng chiến lược trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Nga, nhưng điều này chắc chắn sẽ dẫn đến phản ứng mạnh và đáp trả từ Moskva.

Cần lưu ý rằng trước đó có tin Đức đã yêu cầu Mỹ di dời số vũ khí hạt nhân chiến thuật dưới dạng bom nhiệt hạch B61 ra khỏi các căn cứ trên lãnh thổ nước này, nhưng với những thay đổi trong tình hình quốc tế, kế hoạch trên dự kiến sẽ bị hủy bỏ.

Cần lưu ý rằng trước đó có tin Đức đã yêu cầu Mỹ di dời số vũ khí hạt nhân chiến thuật dưới dạng bom nhiệt hạch B61 ra khỏi các căn cứ trên lãnh thổ nước này, nhưng với những thay đổi trong tình hình quốc tế, kế hoạch trên dự kiến sẽ bị hủy bỏ.

Một vấn đề nữa cần lưu ý đó là trước đó Nga cảnh báo sẽ nối lại sản xuất tên lửa tầm trung từng bị cấm theo Hiệp ước INF khi Mỹ đang triển khai những vũ khí loại này tại châu Âu.

Một vấn đề nữa cần lưu ý đó là trước đó Nga cảnh báo sẽ nối lại sản xuất tên lửa tầm trung từng bị cấm theo Hiệp ước INF khi Mỹ đang triển khai những vũ khí loại này tại châu Âu.

Moskva khẳng định bước đi trên của Mỹ là nguy hiểm, sẽ thổi bùng một cuộc chạy đua vũ trang mới tại châu Âu, khiến Chiến tranh Lạnh phiên bản hai thực sự quay lại.

Moskva khẳng định bước đi trên của Mỹ là nguy hiểm, sẽ thổi bùng một cuộc chạy đua vũ trang mới tại châu Âu, khiến Chiến tranh Lạnh phiên bản hai thực sự quay lại.

Bên cạnh đó, Nga còn để ngỏ khả năng thay đổi học thuyết sử dụng vũ khí hạt nhân, đó là sẵn sàng sử dụng đầu đạn hạt nhân chiến thuật công suất thấp cho các cuộc xung đột vũ trang cục bộ.

Bên cạnh đó, Nga còn để ngỏ khả năng thay đổi học thuyết sử dụng vũ khí hạt nhân, đó là sẵn sàng sử dụng đầu đạn hạt nhân chiến thuật công suất thấp cho các cuộc xung đột vũ trang cục bộ.

Nếu viễn cảnh trên xảy ra, thực sự sẽ dẫn tới nguy cơ vô cùng lớn cho thế giới, thậm chí còn tạo ra nhiều thách thức hơn hẳn so với những cuộc chạy đua vũ trang trong quá khứ.

Nếu viễn cảnh trên xảy ra, thực sự sẽ dẫn tới nguy cơ vô cùng lớn cho thế giới, thậm chí còn tạo ra nhiều thách thức hơn hẳn so với những cuộc chạy đua vũ trang trong quá khứ.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/my-lan-dau-trien-khai-ten-lua-tam-xa-tai-duc-ke-tu-khi-ket-thuc-chien-tranh-lanh-post582579.antd
Zalo