Mỹ chưa có kế hoạch xây dựng liên minh 'NATO ở châu Á'
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, còn quá sớm để bàn về việc xây dựng mô hình liên minh quân sự giống NATO ở châu Á.
Tuyên bố trên được Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shigeru Ishiba kêu gọi Washington thành lập liên minh quân sự ở châu Á. Ông Ishiba cũng cho rằng đã đến lúc hợp nhất các nhóm liên minh của Mỹ trong khu vực theo mô hình của NATO.
Bộ trưởng Ishiba hiện là ứng cử viên hàng đầu kế nhiệm Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong bối cảnh đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) sắp bầu chủ tịch mới.
Phát biểu về đề xuất của ông Ishiba, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink cho rằng còn quá sớm đề thảo luận vấn đề này.
“Còn quá sớm để nói về hiệp ước an ninh tập thể giữa các nước đồng minh ở châu Á", ông Kritenbrink cho biết.
Còn một quan chức Mỹ giấu tên khác nói với Nikkei: "Mô hình NATO ở châu Á không phải là điều Mỹ muốn thúc đẩy trong khu vực" .
Theo nguồn tin của Nikkei, Mỹ không muốn xây dựng khối quân sự ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thay vào đó Washington dành nhiều năm để phát triển mạng lưới quan hệ đối tác và các thỏa thuận an ninh đa phương trong khu vực.
Hiệp ước an ninh AUKUS giữa Australia, Anh và Mỹ hay Đối thoại an ninh bốn bên giữa Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ đều là ví dụ điển hình cho các mạng lưới đối tác an ninh. Tuy nhiên Trung Quốc lại xem mạng lưới này là bước chuẩn bị để Washington xây dựng khối quân sự ở châu Á.
Việc NATO tăng cường hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand cũng bị Trung Quốc lên án.
Vào tháng 7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiến từng kêu gọi các nhà lãnh đạo của các hiệp ước an ninh trên "ngừng tạo ra căng thẳng, gieo rắc tâm lý Chiến tranh Lạnh và kích động đối đầu giữa các khối ở Châu Á - Thái Bình Dương".
Nga, Trung Quốc và Triều Tiên đều chỉ trích các hiệp ước quốc phòng mà Mỹ duy trì với Hàn Quốc và Nhật Bản. Các cuộc tập trận chung giữa quân đội Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã tăng về quy mô và tần suất.
Đề xuất của Bộ trưởng Ishiba cũng bị dư luận Nhật Bản. Ngay cả trong nội bộ LPR không phải thành viên nào cũng ủng hộ ý tưởng của ông Ishiba mặc dù Thủ tướng Kishida có chủ trương tăng cường hợp tác với NATO.