Mùa săn sùng đất

Tháng 11 hàng năm, vùng đất bãi bồi ven sông Vệ dọc các xã Hành Thiện, Hành Tín Tây (Nghĩa Hành) nhộn nhịp người 'săn' sùng đất. Với giá bán 300 - 350 nghìn đồng/kg, nhiều người có thu nhập tiền triệu mỗi ngày.

Sùng đất là loại ấu trùng sống ở vùng đất phù sa nên rất sạch, kích thước thường bằng đầu ngón tay trỏ, được nhiều người thích thú bởi vị ngon, ngọt và béo của nó. Mùa sùng đất kéo dài từ đầu tháng 10 đến tháng 12 Âm lịch hằng năm. Nhiều người đào sùng đất bán cho các hàng quán có thu nhập gần 1 triệu/ngày.

Người dân đào sùng đất để làm thức ăn cho gia đình hằng ngày và bán cho các hàng quán.

Người dân đào sùng đất để làm thức ăn cho gia đình hằng ngày và bán cho các hàng quán.

Sùng đất thường sống trên đất phù sa dọc theo các con sông, đất đã qua vụ trồng mì, đậu phộng hay khoai lang.

Sùng đất thường sống trên đất phù sa dọc theo các con sông, đất đã qua vụ trồng mì, đậu phộng hay khoai lang.

Sau 4 – 5 tiếng đồng hồ, mỗi người đào được 1 – 2 kg sùng. Hiện mỗi kg sùng đất được cho các hàng quán với giá 300 - 350 nghìn đồng.

Sau 4 – 5 tiếng đồng hồ, mỗi người đào được 1 – 2 kg sùng. Hiện mỗi kg sùng đất được cho các hàng quán với giá 300 - 350 nghìn đồng.

Chị Lê Thị Ngân (45 tuổi), ở thôn Phú Thọ, xã Hành Tín Tây chia sẻ, đa số người dân đi đào sùng đất về để thưởng thức, số ít là dùng để bán. Mỗi người đào sùng đất có thu nhập hơn 500 nghìn đồng/buổi.

Chị Lê Thị Ngân (45 tuổi), ở thôn Phú Thọ, xã Hành Tín Tây chia sẻ, đa số người dân đi đào sùng đất về để thưởng thức, số ít là dùng để bán. Mỗi người đào sùng đất có thu nhập hơn 500 nghìn đồng/buổi.

Lặn lội hơn 10 km, chị Phạm Thị Chín (42 tuổi), ở thôn Hà Liệt, xã Long Hiệp (Minh Long) cũng xuống bãi đất thuộc xã Hành Thiện (Nghĩa Hành) để đào sùng đất.

Lặn lội hơn 10 km, chị Phạm Thị Chín (42 tuổi), ở thôn Hà Liệt, xã Long Hiệp (Minh Long) cũng xuống bãi đất thuộc xã Hành Thiện (Nghĩa Hành) để đào sùng đất.

Sùng đất sau khi đào lên được làm sạch phần đuôi và bỏ vào nước để sùng không tiết dịch đen.

Sùng đất sau khi đào lên được làm sạch phần đuôi và bỏ vào nước để sùng không tiết dịch đen.

Để có được sùng đất, người đào cũng rất vất vả.

Để có được sùng đất, người đào cũng rất vất vả.

Sùng đất thường được dùng để chế biến các món ăn như: chiên, xào, nướng,… Tùy vào sở thích của mỗi người mà sùng đất được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Vị của sùng đất thơm, ngon khó cưỡng, được nhiều hàng quán thu mua.

Thực hiện: HOÀI THUẬN

Nguồn Quảng Ngãi: http://baoquangngai.vn/media/goc-anh/202411/photos-mua-san-sung-dat-5b901f0/
Zalo