Một số loại hoa ăn được chứa nhiều dinh dưỡng và giúp phòng chống bệnh tật
Hoa ban là loài hoa nổi tiếng ở núi rừng Tây Bắc không chỉ với vẻ đẹp thuần khiết, tự nhiên mà những món ăn thanh mát làm từ hoa ban của người Thái cũng rất khó quên.
Những bông hoa không chỉ mang đến vẻ đẹp lãng mạn và dịu dàng mà còn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, đã được dùng trong nhiều nền ẩm thực trên khắp thế giới.
Chúng không chỉ mang lại hương vị và màu sắc độc đáo cho nhiều món ăn mà một số loại hoa chứa rất nhiều dinh dưỡng và có thể giúp bạn phòng bệnh một cách tự nhiên.
Bạn hãy cùng tìm hiểu về một số loại hoa ăn được phổ biến ở Việt Nam.
Hoa hồng
Hoa hồng được mệnh danh là chúa tể của các loài hoa với vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy, nhưng đây là một loại hoa ăn được cũng như là thành phần của nhiều bài thuốc.
Theo y học cổ truyền, hoa hồng là một dược liệu có thể giúp điều hòa kinh nguyệt, chữa bệnh viêm da, mụn nhọt, đau bụng.
Ngoài ra, hoa hồng còn giúp hỗ trợ giảm cân và có công dụng an thần, giảm căng thẳng. Cánh hoa hồng cũng có chứa nguồn vitamin C và các dưỡng chất dồi dào giúp hỗ trợ tiêu hóa, mát gan, giải độc.
Hoa oải hương
Hoa oải hương có hương cam chanh dễ chịu. Loại hoa này hay được thêm vào các loại bánh nướng, trà, đồ uống. Lợi ích của dầu oải hương khá nổi tiếng bao gồm tác dụng giảm lo âu và giúp có giấc ngủ ngon. Hoa cũng thường được sử dụng cho các vấn đề tiêu hóa như đầy bụng hoặc buồn nôn.
Hoa cúc vạn thọ
Hoa cúc cũng là một loại hoa ăn được được sử dụng trong mục đích trang trí và ẩm thực trong nhiều thế kỷ. Đây là một loại thảo mộc kháng virus có khả năng chống viêm do flavonoid quyền năng flavonoid mạnh mẽ.
Các chất chống ôxy hóa ở hoa cúc bảo vệ cơ thể khỏi sự phá hủy của các gốc tự do và các hợp chất tiền viêm như cytokine. Loại hoa này cũng có chứa axít linoleic một chất chống viêm mạnh.
Hoa dâm bụt
Hoa dâm bụt có màu đỏ đậm thường được dùng để làm trà. Trà dâm bụt truyền thống làm từ phần hoa sấy khô. Người ta thấy tác dụng của hoa dâm bụt giúp hỗ trợ huyết áp và lượng cholesterol khỏe mạnh. Trong hoa này cũng có chứa những chất chống ôxy hóa đặc biệt anthocyanin và polysaccharide.
Hoa atiso
Hoa atiso là nguồn cung cấp carbohydrate và chất xơ dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra, atiso còn giúp bạn bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất như kali, canxi, natri, magiê, phốt pho.
Hoa atiso khi nấu chín có tác dụng tăng lực, bồi bổ sức khỏe, lợi tiểu, mát gan, giải độc, tốt cho người bị bệnh tiểu đường, bệnh gan và phụ nữ sau sinh.
Bồ công anh
Bồ công anh thường được coi là cỏ nhưng giá trị dinh dưỡng cũng rất cao. Hoa bồ công anh trưởng thành trở thành những quả cầu trắng có chứa hạt và lông mịn. Cả hoa và lá bồ công anh có thể ăn được và chứa hàm lượng vitamin A cao giúp tăng sức khỏe cho mắt, tăng miễn dịch và da khỏe mạnh. Bồ công anh xanh và hoa của chúng cũng được sử dụng làm trà hoặc thêm vào các loại nước xốt.
Hoa bụp giấm
Hoa bụp giấm (hibiscus) hay còn gọi là hoa atiso đỏ có tác dụng giảm huyết áp và mức cholesterol. Bạn có thể ăn hoa trực tiếp từ cây nhưng thường hoa bụp giấm được dùng để sấy khô làm trà, mứt hoặc các loại salad. Nước trà hibiscus có màu đỏ tươi và có vị chát, hơi chua, có thể uống nóng nhưng phổ biến nhất là dùng giải khát với đá khi tiết trời nóng nực.
Hoa ban
Hoa ban là loài hoa nổi tiếng ở núi rừng Tây Bắc không chỉ với vẻ đẹp thuần khiết, tự nhiên mà những món ăn thanh mát làm từ hoa ban của người Thái cũng rất khó quên.
Theo Đông y, hoa ban có tính mát, lợi tiểu, bổ tỳ. Nước đun từ hoa ban tươi hoặc hoa ban sấy khô có thể hỗ trợ điều trị tiêu chảy, đau bụng, viêm, sốt, mụn nhọt.
Hoa kim ngân
Hoa kim ngân thường có mùi thơm, màu vàng nhạt hoặc trắng, chứa mật hoa có thể ăn trực tiếp từ hoa.
Hoa kim ngân và các chiết xuất của hoa thường được dùng để ăn hoặc bôi lên da để điều trị các tình trạng viêm nhiễm khác nhau.
Trong ẩm thực, hoa kim ngân thường được dùng để pha trà hoặc làm siro có mùi thơm. Siro từ hoa kim ngân có thể để làm ngọt trà đá, trà chanh, sữa chua hoặc thay thế đường trong các công thức với bánh mỳ. Trong khi hoa kim ngân và mật hoa khá an toàn để ăn, quả mọng của loài này có thể gây độc nếu ăn phải với số lượng lớn.
Hoa sen cạn
Hoa sen cạn là loại cây là một phương thuốc được sử dụng từ nhiều thế kỷ ở châu Phi. Loại hoa này có rất nhiều màu từ màu đỏ, vàng cho đến cam. Mỗi một phần của cây đều có thể ăn được và có chứa vitamin C, A và các chất chống ôxy hóa như lutein.
Hoa sen cạn có thể giúp tăng cường sức khỏe cho mắt và da chống lại sự phá hủy của các gốc tự do. Chiết xuất hoa sen cạn chiết xuất có tác dụng chống vi khuẩn và là một chất có tính kháng sinh tự nhiên. Hoa sen cạn cũng được dùng để làm salad.
Hoa lưu ly
Hoa lưu ly là một loại hoa cấu thành từ những cánh hoa mỏng manh tạo thành hình ngôi sao. Hoa thường có màu xanh lam nhưng cũng có thể có màu hồng hoặc trắng.
Trong y học, hoa lưu ly thường được dùng để điều trị các bệnh nhẹ như đau họng, ho. Cả hoa và lá hoa lưu ly đều có thể ăn được. Cánh hoa có vị hơi ngọt gợi nhớ đến dưa chuột và mật ong.
Hoa có thể ăn trực tiếp trong món salad hoặc dùng để trang trí cho món tráng miệng, cocktail, hoặc dùng để nấu món súp, nước sốt hoặc nhân để nhồi mì ống. Hoa lưu ly cũng được dùng như một món ăn kèm riêng biệt.
Hoa xô thơm
Hoa xô thơm là một loại cây bụi sống lâu năm, cho hoa màu trắng hoặc xanh tím có thể ăn được. Hoa thường sử dụng để pha trà hoặc trang trí.
Trong y học dân gian, hoa xô thơm được sử dụng để điều trị gout, viêm, tiêu chảy và loét. Có nghiên cứu cho thấy loại hoa này còn giúp giảm ợ nóng và tăng cường nhận thức.
Hoa violet
Violet được biết là một loài hoa dại. Loại hoa màu xanh này có thể ăn được và chứa lượng vitamin C và A khá cao. Hoa violet thường dùng để làm trà, sirô, thêm vào bánh nướng hoặc dùng để trang trí soup và salad.
Cyclotide có trong violet có tác dụng chống nấm và là một chất bảo vệ tự nhiên của cây trồng. Tuy nhiên, bạn không nên ăn loại hoa màu vàng vì chúng có thể ảnh hưởng đến đường máu.
Hoa thiên lý
Theo Đông y, hoa thiên lý là vị thuốc an thần, giúp trị chứng mất ngủ, bồi bổ sức khỏe, chống viêm, giải nhiệt, giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt, phòng ngừa mẩn ngứa.
Hoa bí ngòi
Trên giàn hoa bí thường có nhiều hoa đực và đây là một loại hoa ăn được. Những bông hoa ăn được này rất giàu vitamin A và tốt cho sức khỏe.
Hoa chuối
Hoa chuối hay còn gọi là bắp chuối được người Việt dùng để chế biến nhiều món ăn dân dã độc đáo nhờ những dưỡng chất có trong loại hoa này.
Hoa chuối rất giàu sắt, chất xơ và các chất kháng khuẩn cũng như kháng viêm. Vậy nên, loại hoa này có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như giúp hỗ trợ điều trị thiếu máu, điều hòa kinh nguyệt, giảm táo bón, giảm viêm, nhiễm trùng, hỗ trợ điều trị tiểu đường, cải thiện khả năng tiết sữa sau sinh.
Hoa điên điển
Hoa điên điển còn gọi là hoa muồng rút hay hoa điền thanh rất phổ biến ở các vùng đầm lầy, ruộng nước ở vùng miền Tây Nam Bộ. Loại hoa ăn được này còn có mặt rải rác ở một số tỉnh phía Bắc như Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình…
Theo Đông y, hoa điên điển có vị đắng, ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, lợi tiểu và an thần. Điên điển là món ăn rất lành tính và tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho những người bị táo bón, mất ngủ, chán ăn.
Hoa cúc
Hoa cúc thường dùng để ướp trà và pha trà. Trà hoa cúc có hương vị thanh nhã, thư thái giúp trị các bệnh về tiêu hóa, mất ngủ, giảm viêm hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng nếu bị dị ứng với các loại hoa họ cúc.
Hoa cúc thường được sử dụng như một loại trà thảo mộc giúp tăng tuổi thọ. Hoa cúc thường được sử dụng để làm trà, giúp giảm chống viêm, nhuận tràng, ngủ ngon hơn, giảm đau bụng kinh và ngạt mũi. Hoa cúc thường có nhiều chất chống ôxy hóa và vẫn giữ nguyên vẹn khi hoa được sấy khô.
Kinh giới
Kinh giới là một loại rau thơm, có thể làm trà ở một số vùng. Chúng có mùi tương tự như oregano nhưng nhẹ hơn và ngọt hơn. Hoa và lá của kinh giới đều có thể ăn được và giúp kích thích tuyến nước bọt tốt cho tiêu hóa. Trà kinh giới có tác dụng giảm táo bón, tiêu chảy, đầy bụng.
Lưu ý khi sử dụng các loại hoa ăn được:
- Một số loại hoa có thể gây dị ứng nghiêm trọng. Vì vậy, những người bị dị ứng nên cẩn thận. Ngoài dị ứng, không ăn hoa nếu bạn bị hen suyễn, hoặc đang mang thai hoặc đang cho con bú. Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng chúng.
- Không phải tất cả các loại hoa đều ăn được, vì vậy trước khi sử dụng hãy biết chắc chắn về chúng.
- Trước khi sử dụng, ngâm hoa vào nước để loại bỏ bụi bẩn hoặc côn trùng.
- Không sử dụng hoa ven đường vì chúng có thể bị ô nhiễm bởi khí thải ô tô và phân động vật.
- Thu hoạch hoa vào buổi sáng khi chúng có màu sắc đẹp nhất và cánh hoa săn chắc, giữ hoa trong nước đến khi nấu chín.
- Loại bỏ nhụy, chỉ dùng cánh hoa để nấu./.