Một năm trước khi ung thư 'tấn công', cơ thể có 8 thay đổi rất dễ bỏ qua

Với một số loại ung thư, cơ thể có thể không có những triệu chứng bất thường khi ở giai đoạn đầu và chỉ được chẩn đoán thông qua kiểm tra sức khỏe hoặc khi khối u đã phát triển. Nhưng nhiều loại ung thư có thể được chẩn đoán sớm, khi các triệu chứng 'mới nhú', giúp tiên lượng của bệnh cao hơn rất nhiều.

Thông thường, các dấu hiệu và triệu chứng ung thư xuất hiện lần đầu khi khối u ung thư ác tính phát triển đủ lớn đến mức bắt đầu chèn ép vào các cơ quan và mô, mạch máu, dây thần kinh xung quanh nó. Điều này sẽ dẫn tới các cơn đau, thay đổi cách thức hoạt động của các cơ quan lân cận...

Phát hiện ung thư sớm rất quan trọng

Đối với một số loại ung thư được sàng lọc thường xuyên, tỷ lệ sống sót có xu hướng cao nhờ việc được chẩn đoán sớm, thậm chí là trước khi các triệu chứng phát triển.

Chẳng hạn, với ung thư nhũ hoa hoặc ung thư tuyến tiền liệt, tỷ lệ sống trên 5 năm gần như là 100% nếu ung thư ở giai đoạn khu trú, chưa di căn xa ra ngoài mô hoặc các cơ quan.

Nhưng, phát hiện sớm một số bệnh ung thư là rất khó. Các phương pháp sàng lọc như xét nghiệm máu, chụp X-quang, MRI hoặc các xét nghiệm gen có thể phát hiện bệnh sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Đối với một số loại ung thư được sàng lọc thường xuyên, tỷ lệ sống sót có xu hướng cao (Ảnh: Internet)

Đối với một số loại ung thư được sàng lọc thường xuyên, tỷ lệ sống sót có xu hướng cao (Ảnh: Internet)

Vì thế mà điều quan trọng chính là thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư theo khuyến cáo của bác sĩ. Mọi người đều nên quan tâm đến việc tầm soát ung thư, nhưng những người có nguy cơ cao nên ưu tiên cao hơn. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, những người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu nhiều, ít vận động hoặc tiếp xúc với các chất độc hại nên thường xuyên kiểm tra.

Bên cạnh đó, các hướng dẫn sàng lọc cụ thể có thể khác nhau dựa trên tuổi, giới tính và các yếu tố nguy cơ khác, vì vậy việc tham khảo ý kiến của bác sĩ là rất quan trọng để xác định lịch trình tầm soát phù hợp.

8 thay đổi của cơ thể một năm trước khi ung thư "tấn công"

Theo Aboluowang, một năm trước khi ung thư tấn công, cơ thể sẽ trải qua 8 thay đổi mà nhiều người không hay biết này.

1. Chán ăn không rõ nguyên nhân

Chán ăn có thể là dấu hiệu của các vấn đề tiêu hóa, căng thẳng, trầm cảm... Trong đó, nghiêm trọng hơn, chán ăn không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.

Ung thư có thể ảnh hưởng tới vị giác, khứu giác và cảm giác thèm ăn của một người. Nguyên nhân chính là do cơ thể đang phải chiến đấu với các tế bào ung thư, có thể ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng và khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng như tế bào ung thư phát triển có thể sản sinh ra một số hóa chất có hại cho cơ thể, khiến cơ thể bị ức chế thèm ăn và dẫn đến chán ăn.

Ung thư có thể ảnh hưởng tới vị giác, khứu giác và cảm giác thèm ăn của một người (Ảnh: Internet)

Ung thư có thể ảnh hưởng tới vị giác, khứu giác và cảm giác thèm ăn của một người (Ảnh: Internet)

Nếu không để ý, theo thời gian trôi qua, cảm giác thèm ăn sẽ ngày càng giảm đi, lúc này người bệnh thường sẽ bị sụt cân rõ rệt.

Một số bệnh ung thư nằm trong hệ thống tiêu hóa, chẳng hạn như ung thư dạ dày, ung thư đường ruột, ung thư gan, ung thư tuyến tụy... gây ra sự tiết ra bất thường của nhiều loại dịch tiêu hóa và enzyme tiêu hóa, đồng thời cũng có thể làm giảm cảm giác thèm ăn.

2. Mệt mỏi không rõ nguyên nhân

Một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến giáp... có thể làm thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể hay như ung thư tủy xương có thể ảnh hưởng tới quá trình sản xuất tế bào máu bình thường (dẫn tới thiếu máu) và gây ra các triệu chứng sức khỏe, bao gồm mệt mỏi quá mức, mệt mỏi không rõ nguyên nhân.

Cảm giác mệt mỏi do ung thư được mô tả là cảm giác cơ thể như kiệt sức, mất hết sức lực. Tình trạng mệt mỏi không thuyên giảm khi nghỉ ngơi đầy đủ.

Cảm giác mệt mỏi do ung thư được mô tả là cảm giác cơ thể như kiệt sức (Ảnh: Internet)

Cảm giác mệt mỏi do ung thư được mô tả là cảm giác cơ thể như kiệt sức (Ảnh: Internet)

Điều này được giải thích là do tế bào ung thư sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể để lớn lên và nhân rộng ra. Vì vậy, các chất dinh dưỡng đó không được đưa tới các tế bào khác. Sự "đánh cắp" calo và chất dinh dưỡng này sẽ khiến cơ thể cực kỳ mệt mỏi. Kết hợp với việc chán ăn, sẽ gây ra suy kiệt theo thời gian nếu không được can thiệp sớm.

Ngoài ra, cytokine được sinh ra từ các viêm nhiễm với lượng lớn có thể dẫn tới ngộ độc cho cơ thể và kéo dài tình trạng mệt mỏi.

3. Khả năng miễn dịch suy giảm, dễ bị ốm và nhiễm trùng hơn

Khả năng miễn dịch giảm có thể dẫn đến ung thư, và sự khởi phát của ung thư sẽ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch. Khi khả năng miễn dịch giảm do các tế bào ung thư phát triển, khiến cơ thể khó chống lại các bệnh tật khác, con người sẽ trở nên yếu hơn, đường tiêu hóa, đường hô hấp và hệ tiết niệu cũng trở nên mỏng manh và dễ bị bệnh hơn.

Các triệu chứng cho thấy hệ miễn dịch có vấn đề bao gồm: Tay lạnh, rối loạn tiêu hóa, khô mắt, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, nổi ban, đau khớp, tóc rụng từng mảng, nhiễm trùng tái phát nhiều lần (chẳng hạn như dễ bị cảm lạnh, viêm xoang, viêm phổi), nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, cảm giác tê hay kiến bò ở bàn tay và bàn chân, vết thương chậm lành...

Khả năng miễn dịch giảm có thể dẫn đến ung thư (Ảnh: Internet)

Khả năng miễn dịch giảm có thể dẫn đến ung thư (Ảnh: Internet)

Một số loại ung thư cụ thể, như ung thư máu hoặc ung thư hạch trực tiếp ảnh hưởng đến các tế bào miễn dịch, làm giảm khả năng phản ứng của hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra, ung thư có thể làm thay đổi môi trường nội tiết và cản trở cách thức hoạt động của hệ miễn dịch.

4. Giảm cân không rõ nguyên nhân

Giảm cân không phải là vấn đề nhỏ và phải được chú ý. Bạn có thể không giảm cân nhiều trong thời gian đầu nên khi bệnh ung thư tiến triển và có thể bị sụt cân đột ngột. Tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn vì sụt cân quá mức thường cho thấy bệnh ung thư đã ở giai đoạn giữa và cuối.

Nguyên nhân là do tế bào ung thư lấy calo và dinh dưỡng của tế bào bình thường khiến cơ thể chán ăn, mệt mỏi và dẫn tới giảm cân. Ngoài ra, ung thư có thể gây viêm hoặc ảnh hưởng đến hormone, gây rối loạn chuyển hóa, cũng như làm giảm sự thèm ăn hoặc khả năng tiêu hóa thức ăn của cơ thể.

Chán ăn và giảm cân bất thường là triệu chứng thường gặp và đáng chú ý của các bệnh ung thư bắt đầu từ máu như bệnh bạch cầu và u lympho hoặc các dạng ung thư khác như ung thư ruột kết, ung thư thực quản, ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tụy.

Giảm cân không phải là vấn đề nhỏ và phải được chú ý (Ảnh: Internet)

Giảm cân không phải là vấn đề nhỏ và phải được chú ý (Ảnh: Internet)

Nếu nhận thấy cân nặng giảm khoảng 4,5 kg cân nặng hoặc 5% trọng lượng cơ thể bình thường trong vòng từ 6 - 12 tháng mà không qua ăn kiêng hay tập luyện thì cần phải thăm khám sớm để loại bỏ nguyên nhân giảm cân đột ngột do ung thư.

5. Đau không rõ lý do

Đau là tín hiệu rõ ràng nhất được gửi từ tế bào ung thư ác tính. Tuy nhiên, ban đầu cơ đau thường không nghiêm trọng, không rõ ràng, thường rất nhẹ nên rất dễ bị bỏ qua. Một khi cơn đau trở nên nghiêm trọng, dữ dội thì có thể tế bào ung thư đã di căn và bước vào giai đoạn muộn của ung thư (chiếm khoảng 70%) và giai đoạn cuối (khoảng 90%) của bệnh.

Cơn đau do ung thư có thể là đau âm ỉ, cấp tính hoặc đau kéo dài với cường độ đau tăng lên theo từng đợt như cảm giác bị đè cứng, đau nhói.

Ung thư có thể gây đau theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:

- Một hoặc nhiều khối u chèn ép lên các mô và cơ quan trong cơ thể.

Đau là tín hiệu rõ ràng nhất được gửi từ tế bào ung thư ác tính (Ảnh: Internet)

Đau là tín hiệu rõ ràng nhất được gửi từ tế bào ung thư ác tính (Ảnh: Internet)

- Các hóa chất mà tế bào ung thư giải phóng.

Do vậy, nếu cảm thấy cơn đau phát triển dai dẳng, không rõ nguyên nhân và thậm chí là không đáp ứng với các biện pháp giảm đau thông thường tại nhà như nghỉ ngơi, chườm nóng/lạnh, thuốc giảm đau không kê đơn thì hãy nghĩ tới việc thăm khám bác sĩ sớm.

6. Sốt (thường là sốt nhẹ) không rõ nguyên nhân

Sốt thường là dấu hiệu của nhiễm trùng và hệ miễn dịch suy yếu hoặc do cơ thể phản ứng lại với sự xâm nhập của tế bào ung thư gây viêm. Tuy nhiên, trong một số bệnh ung thư như ung thư hạch bạch huyết (gồm Hodgkin và không Hodgkin), ung thư bạch cầu (nhất là bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính và bệnh bạch cầu lymphocytic mạn tính), ung thư gan và ung thư thận, ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, biểu hiện sốt có thể xảy ra. Các bệnh ung thư khác như ung thư vú, ung thư phổi và ung thư ruột ít có khả năng gây sốt hơn.

Sốt do ung thư thường rơi vào một thời điểm nào đó trong ngày mà không rõ nguyên nhân. Theo Harvard Health, sốt do ung thư có thể xảy ra chủ yếu vào ban đêm mà không kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng nào khác; bên cạnh đó người bệnh cũng có thể bị đổ mồ hôi đêm.

Sốt thường là dấu hiệu của nhiễm trùng và hệ miễn dịch suy yếu hoặc do cơ thể phản ứng lại với sự xâm nhập của tế bào ung thư gây viêm (Ảnh: Internet)

Sốt thường là dấu hiệu của nhiễm trùng và hệ miễn dịch suy yếu hoặc do cơ thể phản ứng lại với sự xâm nhập của tế bào ung thư gây viêm (Ảnh: Internet)

Các cơn sốt trong bệnh ung thư thường lên xuống trong ngày, đôi khi chạm đỉnh cùng một thời điểm. Cần thăm khám bác sĩ ngay nếu bị sốt cao trên 38 độ C kéo dài hơn một vài ngày.

7. Thiếu máu không rõ nguyên nhân

Thiếu máu không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của ung thư vì một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư máu và ung thư đường tiêu hóa, có thể gây ra mất máu hoặc ảnh hưởng đến khả năng sản xuất máu của cơ thể.

Khi tế bào ung thư phát triển, nó có thể can thiệp vào cung cấp dưỡng chất hoặc phá hủy tế bào máu, dẫn đến sự bất thường về sắt, axit folic, vitamin B12 và các yếu tố khác, từ đó gây ra thiếu máu. Mất máu nội tạng do ung thư đường tiêu hóa hoặc sự sản xuất tế bào máu không đầy đủ do ung thư máu có thể là nguyên nhân.

Do đó, nếu có tình trạng thiếu máu không rõ nguyên nhân, bác sĩ có thể khuyến nghị làm các xét nghiệm để loại trừ hoặc xác định ung thư là một trong những nguyên nhân.

8. Ho không rõ nguyên nhân

Ho không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, vì các tế bào ung thư có thể gây kích ứng hoặc chặn các đường hô hấp. Tuy nhiên, ho cũng có thể do nhiều vấn đề khác, như viêm nhiễm, dị ứng, hoặc các bệnh lý khác của đường hô hấp.

Như đã nói, không phải bệnh ung thư nào cũng có thể dễ dàng phát hiện ngay từ sớm. Theo Healthline, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có những loại ung thư có thể hình thành và phát triển mà không bị phát hiện tới 10 năm hoặc dài hơn. Điều này khiến cho việc chẩn đoán và điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Điều quan trọng là cần phải chú ý những biểu hiện bất thường, dù là rất nhỏ; đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ tại nhà và tại cơ sở y tế để bảo vệ sức khỏe và điều trị sớm nếu có bệnh.

Nguồn: Tổng hợp

Châu Anh

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/mot-nam-truoc-khi-ung-thu-tan-cong-co-the-co-8-thay-doi-rat-de-bo-qua-20240830154710296.htm
Zalo