Mở rộng tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương-Mỹ Thuận như thế nào?

Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương-Mỹ Thuận là tuyến đường kết nối trung tâm kinh tế-xã hội của khu vực Tây Nam Bộ với Thành phố Hồ Chí Minh, có lưu lượng phương tiện rất lớn, vượt quá năng lực phục vụ của tuyến đường, dẫn đến thường xuyên xảy ra ùn tắc và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, mất an toàn giao thông, đặc biệt trên đoạn Trung Lương-Mỹ Thuận chỉ có bốn làn xe, chưa có làn dừng khẩn cấp.

Hiện nay, lưu lượng phương tiện trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương-Mỹ Thuận rất lớn, vượt quá năng lực phục vụ của tuyến đường, dẫn đến thường xuyên xảy ra ùn tắc và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, mất an toàn giao thông.

Hiện nay, lưu lượng phương tiện trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương-Mỹ Thuận rất lớn, vượt quá năng lực phục vụ của tuyến đường, dẫn đến thường xuyên xảy ra ùn tắc và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, mất an toàn giao thông.

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương triển khai các bước tiếp theo để khởi công dự án mở rộng tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương-Mỹ Thuận trong quý II/2025. Vậy phương án triển khai dự án cụ thể như thế nào?

Cấp thiết thực hiện

Theo tính toán của cơ quan chức năng, lưu lượng phương tiện trên cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận hiện nay quá lớn so với tính toán cách đây 10 năm. Tuyến cao tốc này đang trở thành "nút thắt cổ chai" của miền Tây Nam Bộ khi các tuyến Mỹ Thuận-Cần Thơ, Cần Thơ-Cà Mau, Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Cao Lãnh-An Hữu,... lần lượt được đưa vào vận hành khai thác.

Để đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu triển khai dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương-Mỹ Thuận theo phương thức đối tác công-tư (PPP), Bộ Giao thông vận tải đã giao Liên danh Tập đoàn Đèo Cả - Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Công ty cổ phần Tasco là nhà đầu tư lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án (nhà đầu tư đề xuất) để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Dự án mở rộng có tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 38.693 tỷ đồng, thực hiện theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT, không có vốn ngân sách nhà nước tham gia. Thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 23 năm 5 tháng, thời gian thực hiện từ năm 2024 đến năm 2028.

Dự án mở rộng có tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 38.693 tỷ đồng, thực hiện theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT, không có vốn ngân sách nhà nước tham gia. Thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 23 năm 5 tháng, thời gian thực hiện từ năm 2024 đến năm 2028.

Được biết, đến nay Liên danh Tập đoàn Đèo Cả (nhà đầu tư đề xuất) đang trong giai đoạn hoàn thiện lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, dự kiến trình Bộ Giao thông vận tải thẩm định trong tháng 12/2024. Theo đó, dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 38.693 tỷ đồng, thực hiện theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT, không có vốn ngân sách nhà nước tham gia. Thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 23 năm 5 tháng, thời gian thực hiện từ năm 2024 đến năm 2028.

Đánh giá năng lực liên danh nhà đầu tư đề xuất, ông Lê Quốc Dũng, Quyền Giám đốc Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, Liên danh nhà đầu tư đề xuất do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu đã thực hiện nhiều dự án PPP trên cả nước, có rất nhiều kinh nghiệm trong quản trị điều hành, tổ chức thực hiện, đặc biệt là trong việc thu xếp về tài chính - một yếu tố rất quan trọng trong đầu tư dự án PPP.

“Thời gian vừa qua, mặc dù chỉ đang ở giai đoạn đề xuất dự án nhưng Liên danh Đèo Cả đã rất nỗ lực, chủ động trong việc lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, bên cạnh đó còn chủ động trong việc chuẩn bị nguồn vốn, giải pháp kỹ thuật, tổ chức thi công, nguồn vật liệu,… cho thấy Đèo Cả đã có kế hoạch tổng thể, lường trước các khó khăn thách thức trong quá trình triển khai. Đây là những kinh nghiệm không phải đơn vị nào cũng làm được”, ông Dũng đánh giá.

Ngày 9/12/2024 vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về đầu tư dự án mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương-Mỹ Thuận, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, đề xuất đầu tư, đồng thời khẩn trương triển khai các bước tiếp theo để có thể khởi công dự án trong quý 2/2025.

Về quy mô đầu tư, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cơ bản đồng ý với phương án của Bộ Giao thông vận tải và nhà đầu tư đã thống nhất đề xuất. Tuy nhiên, Bộ Giao thông vận tải và nhà đầu tư cần trao đổi thêm với các địa phương liên quan để thống nhất lựa chọn quy mô đầu tư tối ưu, bảo đảm khả thi để triển khai xây dựng mở rộng tuyến đường trong thời gian sớm nhất.

Thuận lòng dân

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng yêu cầu các đơn vị, cơ quan liên quan nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng, có tầm nhìn dài hạn, không để xảy ra tình trạng vừa đầu tư xây dựng xong đã bị quá tải, gây ùn tắc giao thông. Bộ Giao thông vận tải, nhà đầu tư đề xuất dự án mở rộng và tư vấn chịu trách nhiệm về số liệu tính toán, dự báo, nhất là về lưu lượng phương tiện lưu thông. Về lựa chọn nhà đầu tư, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phương án lựa chọn nhà đầu tư theo quy định, bảo đảm nhà đầu tư được lựa chọn phải đáp ứng đầy đủ năng lực, kinh nghiệm để triển khai dự án trong thời gian sớm nhất có thể.

Mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương-Mỹ Thuận là mong mỏi của hàng nghìn lái xe và người dân hằng ngày di chuyển trên tuyến huyết mạch nối Thành phố Hồ Chí Minh với vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trước thông tin tuyến đường đang được Chính phủ chỉ đạo gấp rút triển khai mở rộng, ông Lâm Đại Vinh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn vận tải Lâm Vinh cho biết, mỗi tháng công ty của ông nhận chuyên chở hàng trăm chuyến hàng chở gạo, hàng xuất khẩu, nhập khẩu về miền tây đi qua tuyến cao tốc này.

Mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương-Mỹ Thuận là mong mỏi của hàng nghìn lái xe và người dân hằng ngày di chuyển trên tuyến huyết mạch nối Thành phố Hồ Chí Minh với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương-Mỹ Thuận là mong mỏi của hàng nghìn lái xe và người dân hằng ngày di chuyển trên tuyến huyết mạch nối Thành phố Hồ Chí Minh với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, hầu hết lái xe đều ngán ngại bởi tuy là đường cao tốc nhưng đoạn Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương mặt đường nhỏ hẹp, lại không thu phí nên không được bảo trì, bảo dưỡng cẩn thận, chất lượng đường kém, dễ xảy ra tai nạn. Còn đoạn Trung Lương-Mỹ Thuận cũng chỉ có 4 làn xe, mỗi lần phát sinh tình huống va chạm là từng đoàn phương tiện phải xếp hàng dài cả cây số, ùn tắc nghiêm trọng.

"Tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương-Mỹ Thuận được mở rộng lên 8 làn xe thì quá tuyệt vời. Thời gian đi nhanh hơn, doanh nghiệp vừa tiết kiệm được thời gian, nhiên liệu, chi phí, vừa quay vòng, tăng được tần suất, tối ưu hóa hoạt động vận tải. Đường sá thông thoáng, thuận lợi sẽ mở đường cho giao thương, vận tải phát triển. Vấn đề cấp bách này đã đặt ra nhiều năm rồi nhưng mãi vẫn chưa thấy khởi công. Chúng tôi chỉ mong dự án được làm nhanh, làm sớm để không bỏ lỡ cơ hội đầu tư phát triển", ông Lâm Đại Vinh đánh giá.

Mặc dù là tuyến giao thông huyết mạch nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền tây nhưng tai nạn, kẹt xe diễn ra như cơm bữa.

Mặc dù là tuyến giao thông huyết mạch nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền tây nhưng tai nạn, kẹt xe diễn ra như cơm bữa.

Hoàn toàn đồng tình, ủng hộ và mong tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương-Mỹ Thuận sớm được triển khai, anh Trịnh Văn Minh (lái xe tuyến Cần Thơ-Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Cánh lái xe chúng tôi mong các cơ quan chức năng làm tuyến đường này càng nhanh càng tốt vì hiện tại đã quá tải lắm rồi. Làm sớm chừng nào, sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương chừng đó. Mang tiếng là tuyến giao thông huyết mạch nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền tây nhưng tai nạn, kẹt xe diễn ra như cơm bữa. Nhiều năm nay, tuyến cao tốc này là nỗi ám ảnh của nhiều lái xe khi lưu thông qua đây, việc mở rộng nâng cấp là rất cấp thiết”.

Trước khi triển khai, cũng có nhiều ý kiến đề nghị cơ quan quản lý nghiên cứu xem xét, giảm bớt những thủ tục rườm rà, không cần thiết để việc triển khai mở rộng tuyến cao tốc này càng sớm càng tốt. Ông Bùi Minh Vương, giám đốc một doanh nghiệp vận tải nêu đề xuất Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ xem xét cải tiến thủ tục theo hướng đơn giản hơn để việc đầu tư mở rộng tuyến cao tốc này được thực hiện nhanh nhất có thể.

Xoay quanh việc đầu tư mở rộng, nâng cấp tuyến cao tốc này, ông Lê Quốc Dũng, Quyền Giám đốc Ban Quản lý dự án 7 khẳng định: “Việc đầu tư mở rộng tuyến cao tốc này rất cấp thiết, càng làm sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu để phục vụ cho người dân và xã hội. Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang cùng nhà đầu tư đề xuất dự án rốt ráo, khẩn trương hoàn thành các thủ tục, nghiên cứu quy định, tìm giải pháp rút ngắn tối đa thủ tục, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có rất nhiều chỉ đạo tháo gỡ vấn đề này. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan cùng địa phương tập trung, nỗ lực hơn nữa để khởi công dự án đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

QUANG HƯNG

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/mo-rong-tuyen-cao-toc-thanh-pho-ho-chi-minh-trung-luong-my-thuan-nhu-the-nao-post851692.html
Zalo