Miền Nam được tính từ tỉnh nào?

Việt Nam gồm 63 tỉnh thành được chia thành 3 vùng miền Bắc – Trung – Nam. Trong đó, miền Nam là vùng lãnh thổ nằm ở vị trí cuối cùng trên bản đồ hình chữ S.

Miền Nam được tính từ tỉnh nào?

Miền Nam (Nam Bộ) là một trong ba miền địa lý của Việt Nam, bắt đầu từ tỉnh Bình Phước và kết thúc ở điểm cực Nam tỉnh Cà Mau. Phần lớn địa hình các tỉnh miền Nam là đồng bằng phù sa thuộc hệ thống sông Đồng Nai, sông Cửu Long. Chính vì thế, miền Nam được chia thành 2 vùng là Đông Nam Bộ và Tay Nam Bộ (Đồng Bằng sông Cửu Long).

Bản đồ miền Nam.

Bản đồ miền Nam.

Về vị trí địa lý của miền Nam: Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia, phía Đông Bắc giáp Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Miền Nam bao gồm 17 tỉnh và hai thành phố: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau. Hai thành phố trực thuộc Trung ương là: Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

Tổng diện tích đất tự nhiên của các tỉnh phía Nam là 77.700 km2. Khác với khí hậu 4 mùa ở miền Bắc, các tỉnh miền Nam có khí hậu cận xích đạo với 2 mùa khô (tháng 11-tháng 4) và mùa mưa (tháng 5-tháng 10) rõ rệt. Thêm vào đó, địa hình đa dạng, gồm các vùng đồng bằng, đồi núi, cao nguyên, biển tạo điều kiện cho miền Nam có nhiều sông ngòi lớn. Trong đó, sông Cửu Long là dòng sông chính, đồng bằng Sông Cửu Long cũng là vựa lúa lớn nhất cả nước.

Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước.

Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước.

Nam Bộ có dân số khoảng 49 triệu người, chiếm 53% tổng dân số cả nước. Chính vì thế, khu vực này có sự đa dạng về dân tộc, văn hóa và tôn giáo. Các dân tộc chính có thể kể đến như Kinh, Hoa, Khmer, Chăm, cùng các dân tộc thiểu số như M’Nông, Ê Đê, Xtiêng, Gia Rai.

Trong 4 vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) của cả nước, vùng KTTĐ phía Nam đóng vai trò là đầu tàu dẫn dắt phát triển kinh tế cả nước. Đây là khu vực trung tâm thu hút vốn đầu tư FDI lớn nhất cả nước. Đồng thời, là khởi nguồn cho những đột phá kinh doanh từ khi đất nước mở cửa.

Những điểm nổi bật của khu vực miền Nam

Tỉnh nào lớn nhất miền Nam?

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bình Phước với diện tích 6.881km2 là tỉnh lớn nhất Việt Nam. Đây chính là một trong các tỉnh miền Nam thuộc vùng kinh tế trọng điểm, có đường biên giới dài 258,939km tiếp giáp với Campuchia, Bình Phước quản lý 4 cửa khẩu quan trọng bao gồm Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, Cửa khẩu chính Hoàng Diệu, Cửa khẩu chính Lộc Thịnh, và Cửa khẩu phụ Tân Tiến.

Đây cũng là một trong các tỉnh miền Nam sở hữu nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, như Trảng cỏ Bù Lạch, vườn quốc gia Bù Gia Mập, hồ Suối Lam… phục vụ nhu cầu tham quan của du khách.

Tỉnh nào nhỏ nhất miền Nam?

Nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực nam của Việt Nam, Bạc Liêu là tỉnh nhỏ nhất miền Nam với diện tích chỉ 2669km².Có vùng biển rộng hơn 20.000 km2 mang lại nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển. Bạc Liêu còn nổi tiếng với các địa danh nổi bật như Đồng Nọc Nạng, Thiên Hậu Cung, miếu Địa Mẫu Cung và nhiều điểm du lịch khác.

Miền Nam có mấy vùng kinh tế trọng điểm?

• Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Thành lập vào năm 1998 gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Vào năm 2003, bổ sung thêm 3 tỉnh là Tây Ninh, Bình Phước và Long An. Đến năm 2009, bổ sung thêm tỉnh Tiền Giang.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nằm ở vị trí địa kinh tế độc đáo, thuộc các trục giao thông quan trọng của cả nước, khu vực và quốc tế, có nhiều cửa ngõ vào - ra thuận lợi, cả về đường sông, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Vùng này có vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tập trung đủ các điều kiện và lợi thế phát triển các ngành mũi nhọn, dẫn đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã cùng với các vùng kinh tế trọng điểm khác phát huy lợi thế của vùng, tạo nên thế mạnh kinh tế theo hướng mở, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

• Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long: Được thành lập vào năm 2009 gồm 4 tỉnh thành phố là An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và Cà Mau.

Vùng vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm dẫn đầu cả nước về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản nên đóng góp lớn vào tỷ trọng xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước. Bên cạnh đó, vùng kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Tỉnh giàu nhất Việt Nam nằm ở miền Nam

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê và dựa vào chỉ số GDP bình quân đầu người thì tỉnh Bình Dương là tỉnh giàu nhất Việt Nam với GDP bình quân đầu người đạt 113 triệu đồng/người/năm.

Các tỉnh thành xếp sau Bình Dương về GDP bình quân đầu người là:

- Thành phố Hồ Chí Minh: 107 triệu đồng/người/năm

- Đồng Nai: 92 triệu đồng/người/năm

- Bà Rịa - Vũng Tàu: 88 triệu đồng/người/năm

- Hà Nội: 87 triệu đồng/người/năm

Bình Dương là một tỉnh nằm ở khu vực Đông Nam Bộ, có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế. Tỉnh có nhiều khu công nghiệp lớn, tập trung nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Bình Dương cũng có nền nông nghiệp phát triển, với nhiều sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu.

Theo Thương hiệu và Pháp luật

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/mien-nam-duoc-tinh-tu-tinh-nao/20241219024022607
Zalo