Mẹo nấu cơm thơm ngon từ gạo Nhật Bản

Gạo Nhật Bản được nhiều người ưa chuộng nhưng không phải ai cũng nấu thành công ngay từ những lần đầu. Tham khảo cách nấu cơm từ gạo Nhật Bản đơn giản nhất mà vẫn thơm ngon, tròn vị.

1. Các bước nấu cơm từ gạo Nhật Bản

NỘI DUNG

1. Các bước nấu cơm từ gạo Nhật Bản

2. Cách bảo quản gạo Nhật Bản

Gạo Nhật Bản có thể được dùng để chế biến bất kỳ món cơm nào bạn muốn, từ cơm trắng đơn giản (thường ăn kèm với súp miso) đến các món xào cho đến vô số công thức nấu ăn Nhật Bản như Onigiri (cơm nắm Nhật Bản), Takikomi Gohan (cơm có hương vị)...

Chỉ với một số bước đơn giản có thể nấu gạo Nhật Bản thành nồi cơm có hương vị đầy đặn và ngọt ngào, cảm giác trong miệng cân bằng giữa độ mềm và độ dai. Hãy xem các mẹo nấu cơm dưới đây:

Bước 1: Nhẹ nhàng rửa sạch cám gạo

Vo gạo thật sạch bằng tay, tránh chà xát hoặc ngâm quá lâu. Lặp lại và thay nước rửa khoảng ba lần.

Rửa sạch cám gạo một cách nhẹ nhàng.

Rửa sạch cám gạo một cách nhẹ nhàng.

Bước 2: Điều chỉnh lượng nước

Thêm nước theo hướng dẫn nấu từ nồi cơm điện. Có thể điều chỉnh theo khẩu vị cá nhân hoặc trạng thái của hạt gạo.

Điều chỉnh lượng nước phù hợp theo hướng dẫn hoặc sở thích cá nhân.

Điều chỉnh lượng nước phù hợp theo hướng dẫn hoặc sở thích cá nhân.

Bước 3: Để gạo ngấm đủ nước trước khi nấu

Sau khi vo gạo, đã đến lúc gạo "uống" nước và lõi gạo lấy lại độ ẩm. Tốt nhất nên ngâm gạo đã vo trong nước khoảng 30 phút vào mùa hè và khoảng 1 giờ vào mùa đông cho đến khi gạo chuyển từ màu trong suốt sang màu trắng. Ngâm gạo trong nước trước khi nấu rất quan trọng đối với loại gạo này. Nếu gạo không được ngâm đủ, nhiệt và nước không đến được lõi gạo trong khi nấu, kết cấu không tốt và gạo mất đi một chút vị ngọt.

Ngâm gạo đã được vo sạch trước khi nấu.

Ngâm gạo đã được vo sạch trước khi nấu.

Bước 4: Xới tơi cơm để hơi nước thoát ra ngoài

Đậy kín cơm đã nấu trong 10 phút, sau đó dùng muôi xới nhẹ cơm để hơi nước thoát ra ngoài và cơm chín sẽ thơm hơn, ngọt hơn và ngon hơn.

Xới tơi cơm sau khi nấu chín.

Xới tơi cơm sau khi nấu chín.

2. Cách bảo quản gạo Nhật Bản

Ở vùng khí hậu nóng ẩm, gạo càng chất lượng thì càng phải cẩn thận khi bảo quản để tránh bị hỏng. Do đó, nên mua gạo trắng đóng gói chân không. Quá trình oxy hóa xảy ra khi gạo tiếp xúc với không khí sau khi xay xát, điều này ảnh hưởng đến dinh dưỡng và hương vị của gạo. Bao bì chân không giúp gạo không tiếp xúc với không khí và giữ được độ tươi. Ngoài ra, vì hạt gạo dễ hấp thụ mùi từ các vật thể khác nên cần bảo quản gạo trong hộp kín để gạo vẫn thơm.

Nhiệt độ là yếu tố quyết định chất lượng hạt gạo, đáng được đề cập ở đây. Nhìn chung, gạo được bảo quản tốt nhất ở nơi mát mẻ, tối và thông gió tốt. Đối với một gia đình nhỏ, tủ lạnh là nơi thích hợp để bảo quản gạo. Khi được bảo quản đúng cách trong hộp kín bên trong tủ lạnh, gạo có thể để được hơn một năm. Tuy nhiên, nên ăn gạo càng sớm càng tốt sau khi mua để thưởng thức hương vị thơm ngon của gạo trắng.

Hoàng Nam

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/meo-nau-com-thom-ngon-tu-gao-nhat-ban-16924090401394552.htm
Zalo