Mẹo hay giảm tê tay và cánh tay một cách hiệu quả tại nhà

Những người làm việc lâu ở tư thế ngồi hoặc sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian dài thường đối mặt với các vấn đề như căng cứng cổ vai, đau lưng, dáng điệu gù lưng, và đặc biệt là tình trạng tê tay hoặc cánh tay. Trong khi các triệu chứng như căng cơ hay đau lưng có thể được cải thiện nhờ điều chỉnh tư thế hoặc tập giãn cơ, tình trạng tê tay và cánh tay lại thường gây khó khăn trong việc nhận biết nguyên nhân và tìm kiếm giải pháp khắc phục hiệu quả.

Tê tay và cánh tay thường bắt nguồn từ sự sai lệch trong tư thế, đặc biệt ở vùng cột sống – trụ cột chịu trách nhiệm duy trì sự cân bằng và đường cong tự nhiên của cơ thể. Khi ngồi hoặc cúi đầu quá lâu, cột sống cổ (phần đốt sống ở vùng cổ) có nguy cơ chịu áp lực lớn.

Các dây thần kinh xuất phát từ cột sống cổ kéo dài qua vai, cánh tay và tới bàn tay, chịu trách nhiệm truyền cảm giác và điều khiển vận động. Khi cơ thể duy trì tư thế không cân bằng, như cúi đầu về phía trước (tư thế cổ rùa), vai tròn hay lưng gù, áp lực lên các dây thần kinh này tăng lên đáng kể.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tê tay thường xảy ra do dây thần kinh nối đến tay bị chèn ép. Hậu quả của tình trạng tê tay không chỉ dừng lại ở việc mất cảm giác ở tay và các ngón mà còn có thể làm suy giảm khả năng vận động, khiến việc cử động bàn tay trở nên khó khăn. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này thậm chí có thể dẫn đến teo cơ, gây mất chức năng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Dây thần kinh quay (Radial Nerve)

Chạy dọc mặt ngoài của vai và cánh tay, dây thần kinh quay kiểm soát cảm giác ở mặt lưng bàn tay. Đây là dây thần kinh chịu trách nhiệm cho các động tác nâng cổ tay, một chức năng thiết yếu trong các hoạt động thường ngày.

Dây thần kinh giữa (Median Nerve)

Dây thần kinh này đi dọc mặt trong của vai và cánh tay, chi phối cảm giác ở lòng bàn tay, bao gồm ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần ngón áp út. Là dây thần kinh thường bị ảnh hưởng trong hội chứng ống cổ tay, dây thần kinh giữa gây ra triệu chứng tê tay đặc trưng, đặc biệt ở những người thường xuyên sử dụng máy tính hoặc điện thoại.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dây thần kinh trụ (Ulnar Nerve)

Chạy dọc mặt trong phía sau của vai và cánh tay, dây thần kinh trụ kiểm soát cảm giác ở ngón út, ngón áp út và một phần lòng bàn tay. Một ví dụ quen thuộc về dây thần kinh này là cảm giác tê buốt giống như bị điện giật khi bạn ngủ gục trên bàn và tay trượt ra ngoài, áp lực đột ngột thay đổi sẽ kích thích dây thần kinh này. Đây là phản ứng khi dây thần kinh trụ bị kích thích, đóng vai trò quan trọng trong hệ thần kinh ngoại biên.

Không giống như các bài tập giãn cơ thông thường, việc kích thích các dây thần kinh chính kiểm soát tay và cánh tay có thể gây cảm giác khó chịu. Vì vậy, cần tránh các động tác quá mạnh hoặc tư thế không đúng.

Để đạt được hiệu quả cho bài tập, cần chú xác định chính xác điểm cố định và phần cơ thể cần di chuyển; đồng thời hạn chế cử động quá mức.

Phương pháp tập luyện giảm tê tay và cánh tay có thể thực hiện theo video hướng dẫn sau đây.

Theo Hidoc, Brunch

Trang Nguyen

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://sgtt.thesaigontimes.vn/meo-hay-giam-te-tay-va-canh-tay-mot-cach-hieu-qua-tai-nha/
Zalo