Chuyên gia an ninh quốc gia Harrison Kass, cựu phi công Không quân Mỹ, cho biết, tình báo Mỹ phát hiện Nga sắp hoàn thành máy bay ném bom tàng hình PAK-DA (hay còn gọi là Izdelye 80 hay Poslanhik), vượt mặt H-20 của Trung Quốc. Tuy nhiên, do độ bảo mật cao, nên thông tin trên khó có thể xác thực. Ảnh: Mô phỏng máy bay ném bom PAK DA của Nga.
Với nguyên mẫu PAK-DA đã gần hoàn thiện, Nga trở thành quốc gia thứ hai sở hữu máy bay ném bom tàng hình. Mặc dù Nga mạnh về kỹ thuật hàng không vũ trụ, nhưng được cho là vẫn tụt hậu so với Mỹ về công nghệ tàng hình. Ảnh: Mô phỏng máy bay ném bom PAK DA của Nga.
PAK-DA là máy bay ném bom tàng hình hiện đại, đang được phát triển trong khuôn khổ chương trình PAK. Máy bay này dự kiến sẽ thay thế Tu-95 và Tu-160, thực hiện nhiều nhiệm vụ từ răn đe hạt nhân đến tấn công thông thường. Ảnh: Mô phỏng máy bay ném bom PAK DA của Nga.
Thiết kế tàng hình với cấu hình cánh bay giúp giảm diện tích phản xạ radar. Máy bay sẽ được trang bị động cơ tuốc bin phản lực tiên tiến, tăng khả năng bay đường dài và giảm khả năng bị radar phát hiện. Ảnh: Mô phỏng máy bay ném bom PAK DA của Nga.
PAK-DA có thể mang nhiều loại đạn dược, từ bom dẫn đường đến đầu đạn hạt nhân. Dự kiến, máy bay sẽ tích hợp hệ thống điện tử và cảm biến tiên tiến, nâng cao hiệu quả trong môi trường tranh chấp. Ảnh: Mô phỏng máy bay ném bom PAK DA của Nga.
Đánh giá tình báo Mỹ cho rằng Nga tiến xa hơn trong việc chế tạo PAK-DA so với H-20. Nga có lịch sử phát triển máy bay ném bom chiến lược, với cục thiết kế Tupolev có kinh nghiệm lâu năm. Xung đột ở Ukraine nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiện đại hóa và duy trì khả năng chiến lược. Ảnh: Máy bay ném bom tàng hình H-20 do Trung Quốc nghiên cứu, phát triển.
Dù dự án H-20 đầy tham vọng, Trung Quốc vẫn ở giai đoạn sớm hơn so với Nga. Ngành hàng không quân sự Trung Quốc gặp nhiều thách thức trong việc tích hợp hệ thống điện tử. Ảnh: Máy bay ném bom tàng hình H-20 do Trung Quốc nghiên cứu, phát triển.
PAK-DA thể hiện quyết tâm của Nga trong việc hiện đại hóa quân đội. Tuy nhiên, việc thu hẹp khoảng cách công nghệ tàng hình với Mỹ vẫn là thách thức lớn. Ảnh: Máy bay ném bom tàng hình H-20 do Trung Quốc nghiên cứu, phát triển.
Theo Bulgarian Military, Nga đang phải đối mặt với vấn đề ngân sách và sự tập trung không đồng nhất trong nghiên cứu. Thiết kế máy bay của Nga thường thiên về vũ trang nặng hơn là khả năng tàng hình. Do đó, PAK-DA khó có thể sánh ngang với máy bay tàng hình của Mỹ nếu không có cải tiến đáng kể. Ảnh: Máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới của Mỹ - chiếc B-21 Raider đã thực hiện thành công khá nhiều cuộc thử nghiệm. (Nguồn ảnh: Wikipedia, Bulgarian Military, The Eurasian Times, sina.com, Bộ Quốc phòng Mỹ).
Dương Ngân (Theo Bulgarian Military)