Máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider nguy cơ lặp lại 'sai lầm đắt giá' của B-2 Spirit

Máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider thế hệ mới nhất của Mỹ bị nhận xét chưa rút ra bài học mà chiếc B-2 Spirit từng mắc phải.

"Máy bay ném bom chiến lược tàng hình mới nhất của Không quân Mỹ là B-21 Raider có thể lặp lại sai lầm từng thấy trên chiếc B-2 Spirit đó là giá thành quá cao", Tạp chí National Interest (NI) đưa ra nhận xét nêu trên.

Theo ghi nhận, chi phí sản xuất đối với oanh tạc cơ B-21 Raider đang tăng cao, khiến cho tham vọng của Lầu Năm Góc đó là trang bị ít nhất 300 máy bay ném bom tàng hình tiên tiến nói trên đứng bên bờ vực thất bại.

Các nhà phân tích lo ngại chi phí cho mỗi chiếc oanh tạc cơ chiến lược thế hệ mới sẽ trở nên quá cao và Không quân Mỹ (USAF) chẳng thể mua quá 20 chiếc, con số như vậy rõ ràng không đủ chiếm ưu thế trước Nga và Trung Quốc.

Các nhà phân tích lo ngại chi phí cho mỗi chiếc oanh tạc cơ chiến lược thế hệ mới sẽ trở nên quá cao và Không quân Mỹ (USAF) chẳng thể mua quá 20 chiếc, con số như vậy rõ ràng không đủ chiếm ưu thế trước Nga và Trung Quốc.

Tờ NI nói rõ, hiện tại giá của một chiếc B-21 Raider không quá cao, nhưng quá trình phát triển vẫn chưa hoàn tất nên con số sẽ còn tăng lên đáng kể, khiến nó nhiều khả năng lặp lại số phận của B-2 Spirit, và USAF sẽ đối mặt một chương trình vũ khí siêu đắt giá khác.

Tờ NI nói rõ, hiện tại giá của một chiếc B-21 Raider không quá cao, nhưng quá trình phát triển vẫn chưa hoàn tất nên con số sẽ còn tăng lên đáng kể, khiến nó nhiều khả năng lặp lại số phận của B-2 Spirit, và USAF sẽ đối mặt một chương trình vũ khí siêu đắt giá khác.

Trước đây có thông tin cho rằng mỗi chiếc oanh tạc cơ tàng hình B-21 Raider sẽ tiêu tốn của Lầu Năm Góc khoảng 750 triệu USD, nhưng số tiền này chỉ phân bổ cho việc mua hơn 100 chiếc.

Trước đây có thông tin cho rằng mỗi chiếc oanh tạc cơ tàng hình B-21 Raider sẽ tiêu tốn của Lầu Năm Góc khoảng 750 triệu USD, nhưng số tiền này chỉ phân bổ cho việc mua hơn 100 chiếc.

"Với thực tế trên, Lầu Năm Góc đang gặp phải sự phản đối trước yêu cầu chế tạo 300 chiếc B-21 Raider, USAF sẽ cảm thấy may mắn nếu có được 20 máy bay, mặc dù con số như vậy không đủ để duy trì khả năng răn đe đáng tin cậy", tờ NI nhấn mạnh.

"Với thực tế trên, Lầu Năm Góc đang gặp phải sự phản đối trước yêu cầu chế tạo 300 chiếc B-21 Raider, USAF sẽ cảm thấy may mắn nếu có được 20 máy bay, mặc dù con số như vậy không đủ để duy trì khả năng răn đe đáng tin cậy", tờ NI nhấn mạnh.

Máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider được phát triển từ năm 2015, khi Tập đoàn Northrop Grumman nhận hợp đồng từ USAF. Chiếc oanh tạc cơ này vẫn được tạo ra theo sơ đồ thiết kế “cánh bay” tương tự B-2 Spirit.

Máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider được phát triển từ năm 2015, khi Tập đoàn Northrop Grumman nhận hợp đồng từ USAF. Chiếc oanh tạc cơ này vẫn được tạo ra theo sơ đồ thiết kế “cánh bay” tương tự B-2 Spirit.

Không quân Mỹ khẳng định máy bay sẽ nhận được các hệ thống chiến đấu và phần mềm để thực hiện những cuộc tấn công hạt nhân, nhưng trong vài năm đầu hoạt động, B-21 Raider chưa được cấp chứng chỉ mang và sử dụng vũ khí chiến lược.

Không quân Mỹ khẳng định máy bay sẽ nhận được các hệ thống chiến đấu và phần mềm để thực hiện những cuộc tấn công hạt nhân, nhưng trong vài năm đầu hoạt động, B-21 Raider chưa được cấp chứng chỉ mang và sử dụng vũ khí chiến lược.

Cần nói thêm, B-21 là oanh tạc cơ tàng hình có khả năng mang cả vũ khí thông thường và hạt nhân. Được thiết kế để sử dụng trong môi trường có mối đe dọa cao của tương lai, B-21 sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng lực tác chiến trên không của Mỹ.

Cần nói thêm, B-21 là oanh tạc cơ tàng hình có khả năng mang cả vũ khí thông thường và hạt nhân. Được thiết kế để sử dụng trong môi trường có mối đe dọa cao của tương lai, B-21 sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng lực tác chiến trên không của Mỹ.

Máy bay ném bom chiến lược B-21 Raider sẽ là một thành phần thuộc về các cuộc tấn công thông thường tầm xa, thu thập thông tin tình báo, giám sát và trinh sát, gây nhiễu điện tử, liên lạc, cùng với một vài khả năng khác.

Máy bay ném bom chiến lược B-21 Raider sẽ là một thành phần thuộc về các cuộc tấn công thông thường tầm xa, thu thập thông tin tình báo, giám sát và trinh sát, gây nhiễu điện tử, liên lạc, cùng với một vài khả năng khác.

Chiếc B-21 sẽ được sử dụng ở chế độ có người lái và không người lái, đồng thời sẽ mang theo nhiều loại đạn dược. Raider đang được phát triển trên nguyên tắc kiến trúc mở nhằm giảm thiểu rủi ro khi tích hợp các hệ thống nâng cấp.

Chiếc B-21 sẽ được sử dụng ở chế độ có người lái và không người lái, đồng thời sẽ mang theo nhiều loại đạn dược. Raider đang được phát triển trên nguyên tắc kiến trúc mở nhằm giảm thiểu rủi ro khi tích hợp các hệ thống nâng cấp.

Hiện tại Không quân Mỹ chưa cho biết máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider sẽ tiến hành các cuộc thử nghiệm trong bao lâu, hoặc dự kiến khi nào nó sẽ đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Hiện tại Không quân Mỹ chưa cho biết máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider sẽ tiến hành các cuộc thử nghiệm trong bao lâu, hoặc dự kiến khi nào nó sẽ đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Được biết 5 máy bay thử nghiệm nữa đang trong các giai đoạn chế tạo khác nhau tại Nhà máy số 42. Sau khi hoàn thành bài kiểm tra phát triển và vận hành, chúng sẽ được đưa vào thành phần tác chiến.

Được biết 5 máy bay thử nghiệm nữa đang trong các giai đoạn chế tạo khác nhau tại Nhà máy số 42. Sau khi hoàn thành bài kiểm tra phát triển và vận hành, chúng sẽ được đưa vào thành phần tác chiến.

So với B-21 Raider, các dự án H-20 của Trung Quốc hay PAK DA (Poslanhik) của Nga đang tụt hậu rất xa, khi chưa thực hiện chuyến bay thử, hoặc thậm chí còn chưa có hình hài cụ thể.

So với B-21 Raider, các dự án H-20 của Trung Quốc hay PAK DA (Poslanhik) của Nga đang tụt hậu rất xa, khi chưa thực hiện chuyến bay thử, hoặc thậm chí còn chưa có hình hài cụ thể.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/may-bay-nem-bom-tang-hinh-b-21-raider-nguy-co-lap-lai-sai-lam-dat-gia-cua-b-2-spirit-post585663.antd
Zalo