'Mắt thần' NASA phát hiện bằng chứng nóng hổi sự sống ngoài hành tinh

Đây có thể là bằng chứng mạnh nhất về sự sống ngoài Hệ Mặt Trời, mở ra kỷ nguyên mới cho thiên văn học.

Các nhà khoa học sử dụng kính viễn vọng James Webb vừa phát hiện dấu hiệu về sự sống ngoài Hệ Mặt Trời trên hành tinh K2-18 b, cách Trái Đất 124 năm ánh sáng. (Ảnh: NASA)

Các nhà khoa học sử dụng kính viễn vọng James Webb vừa phát hiện dấu hiệu về sự sống ngoài Hệ Mặt Trời trên hành tinh K2-18 b, cách Trái Đất 124 năm ánh sáng. (Ảnh: NASA)

Họ phát hiện khí quyển của hành tinh này chứa dimethyl sulfide (DMS) và dimethyl disulfide (DMDS), hai hợp chất có thể được sinh ra từ hoạt động sinh học, thường liên quan đến sinh vật phù du biển trên Trái Đất. Điều này khiến giới khoa học nghi ngờ đây có thể là dấu hiệu sự sống ngoài hành tinh. (Ảnh: ESA/Hubble)

Họ phát hiện khí quyển của hành tinh này chứa dimethyl sulfide (DMS) và dimethyl disulfide (DMDS), hai hợp chất có thể được sinh ra từ hoạt động sinh học, thường liên quan đến sinh vật phù du biển trên Trái Đất. Điều này khiến giới khoa học nghi ngờ đây có thể là dấu hiệu sự sống ngoài hành tinh. (Ảnh: ESA/Hubble)

Hành tinh K2-18 b thuộc chòm sao Sư Tử, có khối lượng gấp 9 lần Trái Đất và đường kính lớn hơn 2,6 lần. (Ảnh: : A. Smith, N. Madhusudhan/University of Cambridge)

Hành tinh K2-18 b thuộc chòm sao Sư Tử, có khối lượng gấp 9 lần Trái Đất và đường kính lớn hơn 2,6 lần. (Ảnh: : A. Smith, N. Madhusudhan/University of Cambridge)

Nó nằm trong vùng có khả năng duy trì sự sống quanh một ngôi sao lùn đỏ. (Ảnh: Sky News)

Nó nằm trong vùng có khả năng duy trì sự sống quanh một ngôi sao lùn đỏ. (Ảnh: Sky News)

Các nghiên cứu trước đây từng phát hiện dấu hiệu nước hoặc methane trong khí quyển của hành tinh này, làm tăng kỳ vọng về khả năng sống được của K2-18 b.(Ảnh: A. Smith, N. Madhusudhan/Đại học Cambridge)

Các nghiên cứu trước đây từng phát hiện dấu hiệu nước hoặc methane trong khí quyển của hành tinh này, làm tăng kỳ vọng về khả năng sống được của K2-18 b.(Ảnh: A. Smith, N. Madhusudhan/Đại học Cambridge)

Mặc dù nghiên cứu này đạt độ tin cậy cao (three-sigma), vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn rằng DMS và DMDS là bằng chứng trực tiếp của sự sống. (Ảnh: J. S. dos Santos/Fábris Kossoski/Márcio T. do N. Varella)

Mặc dù nghiên cứu này đạt độ tin cậy cao (three-sigma), vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn rằng DMS và DMDS là bằng chứng trực tiếp của sự sống. (Ảnh: J. S. dos Santos/Fábris Kossoski/Márcio T. do N. Varella)

Một số nhà khoa học cho rằng các yếu tố khí quyển chưa biết hoặc các phản ứng hóa học đặc biệt có thể tạo ra những hợp chất này.(Ảnh: Business Today)

Một số nhà khoa học cho rằng các yếu tố khí quyển chưa biết hoặc các phản ứng hóa học đặc biệt có thể tạo ra những hợp chất này.(Ảnh: Business Today)

Dù còn nhiều nghi vấn, phát hiện mới từ "mắt thần" James Webb mở ra triển vọng lớn trong việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, đồng thời giúp con người tiến gần hơn tới việc trả lời câu hỏi: liệu chúng ta có đơn độc trong vũ trụ.(Ảnh: College of Science)

Dù còn nhiều nghi vấn, phát hiện mới từ "mắt thần" James Webb mở ra triển vọng lớn trong việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, đồng thời giúp con người tiến gần hơn tới việc trả lời câu hỏi: liệu chúng ta có đơn độc trong vũ trụ.(Ảnh: College of Science)

Mời quý độc giả xem thêm video:Bằng chứng thuyết phục về “thế giới sự sống ngoài hành tinh".

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/mat-than-nasa-phat-hien-bang-chung-nong-hoi-su-song-ngoai-hanh-tinh-2098021.html
Zalo