Mãn nhãn nhạn biển bắt cá ở Cần Giờ

Vào lễ hội Nghinh Ông, người dân và du khách được mãn nhãn với những màn bay liệng bắt cá của những chú nhạn biển.

 "Tôi đã lái ghe nghinh được 10 năm lễ hội. Người dân nơi đây tin tưởng vào Ông lắm. Mùa này thường có mưa bão nhưng thời điểm đi nghinh là trời êm, biển lặn. Năm nay nhạn biển còn về nhiều hơn. Người ta gọi nó là chim báo bão nhưng tôi thấy nếu nhìn theo mặt tích cực thì có nhạn biển là... có cá. Ngư dân nơi đây thường đánh bắt gần nên thấy nhạn biển có thể đoán luồng cá", ông Võ Văn Sáu (68 tuổi, thuyền trưởng ghe nghinh Ông) cho hay.

"Tôi đã lái ghe nghinh được 10 năm lễ hội. Người dân nơi đây tin tưởng vào Ông lắm. Mùa này thường có mưa bão nhưng thời điểm đi nghinh là trời êm, biển lặn. Năm nay nhạn biển còn về nhiều hơn. Người ta gọi nó là chim báo bão nhưng tôi thấy nếu nhìn theo mặt tích cực thì có nhạn biển là... có cá. Ngư dân nơi đây thường đánh bắt gần nên thấy nhạn biển có thể đoán luồng cá", ông Võ Văn Sáu (68 tuổi, thuyền trưởng ghe nghinh Ông) cho hay.

 Từ ghe nghinh, người dân và du khách có thể theo dõi những pha biểu diễn bắt cá điệu nghệ của những chú nhạn biển. Với hệ sinh thái được bảo vệ tốt, Cần Giờ là nơi sinh sống của rất nhiều loài chim tại Việt Nam với khoảng gần 200 loài, bao gồm các loài có sinh cảnh sống trên cạn và các loài chim di cư (Shorebirds). Nếu ai yêu thích chim, Cần Giờ sẽ là điểm đến xem chim rất thú vị. Nơi đây được biết đến là một trong những Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) tại Việt Nam được Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận vào ngày 21/01/2000.

Từ ghe nghinh, người dân và du khách có thể theo dõi những pha biểu diễn bắt cá điệu nghệ của những chú nhạn biển. Với hệ sinh thái được bảo vệ tốt, Cần Giờ là nơi sinh sống của rất nhiều loài chim tại Việt Nam với khoảng gần 200 loài, bao gồm các loài có sinh cảnh sống trên cạn và các loài chim di cư (Shorebirds). Nếu ai yêu thích chim, Cần Giờ sẽ là điểm đến xem chim rất thú vị. Nơi đây được biết đến là một trong những Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) tại Việt Nam được Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận vào ngày 21/01/2000.

 Theo một số ngư dân, nhạn biển là loài săn mồi với kỹ năng điêu luyện như đại bàng. Với các mẻ lưới ngư dân thu về, loài nhạn biển này thường tranh thủ lao từ trên không xuống mặt nước cướp những chú cá trích, cá cơm... nổi lên mặt nước hoặc nhảy ra khỏi lưới. Những màn chao liệng bắt cá vây quanh đoàn ghe nghinh mang đến cho du khách một trải nghiệm khá kỳ thú bởi những hình ảnh này đa phần chỉ có thể thấy trên các chương trình truyền hình nước ngoài.

Theo một số ngư dân, nhạn biển là loài săn mồi với kỹ năng điêu luyện như đại bàng. Với các mẻ lưới ngư dân thu về, loài nhạn biển này thường tranh thủ lao từ trên không xuống mặt nước cướp những chú cá trích, cá cơm... nổi lên mặt nước hoặc nhảy ra khỏi lưới. Những màn chao liệng bắt cá vây quanh đoàn ghe nghinh mang đến cho du khách một trải nghiệm khá kỳ thú bởi những hình ảnh này đa phần chỉ có thể thấy trên các chương trình truyền hình nước ngoài.

 Một cảnh bắt cá ngoạn mục của nhạn biển. Để chiêm ngưỡng những chú nhạn biển chao liệng bắt cá, du khách có thể tham gia các tour du lịch bằng đường thủy, xuất phát từ TPHCM, Vũng Tàu, Tiền Giang... để đến Cần Giờ.

Một cảnh bắt cá ngoạn mục của nhạn biển. Để chiêm ngưỡng những chú nhạn biển chao liệng bắt cá, du khách có thể tham gia các tour du lịch bằng đường thủy, xuất phát từ TPHCM, Vũng Tàu, Tiền Giang... để đến Cần Giờ.

Phạm Nguyễn/Tiền Phong

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/man-nhan-nhan-bien-bat-ca-o-can-gio-post1499640.html
Zalo