Lưu ý khi đi đường dài bằng ô tô điện

Khác biệt lớn nhất về xe điện so với xe xăng/dầu là việc chúng ta phải lập kế hoạch cho quãng đường đi của mình. Nếu đi xe xăng thì chỉ cần khoảng 5-10 phút thì đã có thể đổ đầy bình để đi được quãng đường vài trăm đến cả nghìn km. Nhưng đi xe điện thì phải dừng lại để sạc và các trạm sạc không dày như trạm xăng.

Ô tô điện đang dần trở thành một phần quen thuộc trên các cung đường Việt Nam, nhiều người đã bắt đầu thay đổi thói quen chuyển từ xe xăng sang xe điện và lựa chọn phương tiện này cho những chuyến đi hoặc những chuyến du lịch đường dài trong kỳ nghỉ hè sắp tới này. Tuy nhiên, để đảm bảo suôn sẻ cho suốt hành trình, người lái cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, bởi xe điện có những đặc điểm và yêu cầu khác biệt hơn so với xe xăng truyền thống.

Khác biệt lớn nhất về xe điện so với xe xăng/dầu là việc chúng ta phải lập kế hoạch cho quãng đường đi của mình. Nếu đi xe xăng, gần như không cần quá quan tâm xe còn bao nhiêu xăng trong bình vì chỉ cần khoảng 5-10 phút thì đã có thể đổ đầy bình để đi được quãng đường vài trăm đến cả nghìn km. Nhưng đi xe điện thì phải dừng lại để sạc và các trạm sạc không nhiều như trạm xăng.

Xe điện đang dần được nhiều người Việt đón nhận

Xe điện đang dần được nhiều người Việt đón nhận

Theo anh Nguyễn Văn Trọng - một chủ xe đã sử dụng xe điện đi xuyên Việt chia sẻ: "Qua hành trình xuyên Việt bằng xe điện cùng các bạn bè tôi thấy mọi điều rất đơn giản nếu bạn có sự tính toán một chút. Vì đi xe điện là thay đổi một thói quen nên chúng ta cần phải có sự chuẩn bị, lên kế hoạch và làm quen với nó. Và việc sử dụng xe điện cho các chuyến đi đường dài hay những chuyến du lịch xuyên việt thì người lái xe cần phải dự tính quãng đường đi của từng ngày, tính số km xe có thể chạy được để lên kế hoạch sạc điện đủ, cần sạc đầy pin để tối ưu quãng đường di chuyển. Bên cạnh đó, việc kiểm tra tình trạng pin, cập nhật phần mềm quản lý năng lượng mới nhất cho xe cũng rất quan trọng nhằm đảm bảo hiệu suất vận hành.

Nếu lộ trình của bạn vượt qua phạm vi hoạt động của xe, thì phải tìm trước điểm sạc trên đường đi và điểm sạc có công suất bao nhiêu và mất bao nhiêu thời gian sạc để không làm ảnh hưởng đến kế hoạch di chuyển. Cũng không mất quá nhiều thời gian phải chờ đợi sạc pin. Điều này đòi hỏi người sử dụng phải lên một kế hoạch tỷ mỉ hơn cho hành trình của mình và việc kiểm tra điện trong bình ắc quy cần phải được tạo thành một thói quen cần thiết".

Việc chuẩn bị trước phương án sạc tại điểm đến cũng là điểm lưu ý cần được ghi nhớ khi đi xe điện đường dài

Việc chuẩn bị trước phương án sạc tại điểm đến cũng là điểm lưu ý cần được ghi nhớ khi đi xe điện đường dài

Cũng theo anh Trọng, người lái cũng cần lưu ý một đặc điểm riêng của xe điện là: Trong điều kiện lạnh giá, quãng đường đi được của xe điện có thể giảm tới 20 - 30%. Do đó cần tính toán dự phòng công suất pin nhiều hơn bình thường. Bên cạnh đó, việc hạn chế bật điều hòa tối đa hoặc lựa chọn chế độ lái tiết kiệm cũng giúp gia tăng phạm vi hoạt động cho chuyến đi.

Đó là điểm khác biệt giữa xe xăng và xe điện, còn mọi vấn đề khác về cơ chế vận hành đều tương đồng như nhau. Tương tự ôtô truyền thống, trước mỗi chuyến đi xa, chủ xe cần kiểm tra một số trang bị cơ bản của xe để đảm bảo vận hành an toàn trên đường dài gồm: lốp, hệ thống đèn (chiếu sáng, phanh, báo rẽ), còi, bộ dụng cụ vá lốp, bơm điện, dụng cụ y tế... Ngoài ra chúng ta cũng phải lưu ý một số điều sau:

Xác định các điểm của trụ sạc để làm sao đảm bảo thuận tiện nhất

Việc chuẩn bị trước phương án sạc tại điểm đến cũng là điểm lưu ý cần được ghi nhớ. Người lái cần xác định các trạm sạc tại điểm dừng chân như khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng có được trang bị hay không, loại sạc nào được hỗ trợ, công suất bao nhiêu. Trong trường hợp điểm đến không có trạm sạc, cần lên phương án dự phòng, tìm trạm sạc công cộng gần đó hoặc chuẩn bị cáp sạc di động đi kèm.

Hiện nay trên Google Maps đã bổ sung tính năng tìm trạm sạc cho xe điện. Với những chiếc VinFast, người dùng có thể tìm trạm sạc qua hệ thống bản đồ trên màn hình giải trí, ứng dụng VinFast trên smartphone hoặc tham khảo danh sách các điểm sạc trên website của hãng.

Nên trang bị thêm các thiết bị hỗ trợ và vật dụng dự phòng và không di chuyển với tốc độ quá cao

Các chuyên gia cũng tư vấn người dùng nên chuẩn bị sẵn bộ sạc di động tiêu chuẩn theo xe, sạc đa năng, bộ chuyển đổi đầu cắm… để phòng trường hợp phải sử dụng khi cần tới.

Điểm tiếp theo cần lưu ý là tài xế không nên di chuyển với tốc độ quá cao, bởi tương tự xe xăng, dầu, mức tiêu thụ năng lượng của xe điện cũng phụ thuộc vào một số yếu tố như: Tốc độ di chuyển, môi trường (nắng nóng hoặc mát mẻ), đường xấu, đường đèo dốc... Khi tài xế điều khiển xe với vận tốc càng cao thì xe càng tốn pin và tốn nhiên liệu hơn.

Các chuyên gia cũng tư vấn người dùng nên chuẩn bị sẵn bộ sạc di động tiêu chuẩn theo xe, sạc đa năng, bộ chuyển đổi đầu cắm… để phòng trường hợp phải sử dụng khi cần tới.

Các chuyên gia cũng tư vấn người dùng nên chuẩn bị sẵn bộ sạc di động tiêu chuẩn theo xe, sạc đa năng, bộ chuyển đổi đầu cắm… để phòng trường hợp phải sử dụng khi cần tới.

Theo anh Nguyễn Tuấn Nam - chủ gara ô tô Bình Minh (Trần Thái Tông, Hà Nội) và cũng là người đam mê "phượt" và cũng đã lái xe điện đi nhiều cung đường dài ở Việt Nam cho biết, tài xế cũng không nên quá phụ thuộc vào quãng đường di chuyển được ước tính trên xe, hay con số được nhà sản xuất công bố, bởi điều kiện di chuyển trên mỗi cung đường, đặc điểm địa hình là khác nhau, đường đi uốn khúc nhiều góc cua hay đường đèo, đồi núi thì quãng đường được tính sẽ khác với các tuyến đường bằng phẳng.

"Nhiều tài xế chạy xe điện đúc rút kinh nghiệm rằng việc báo thông số pin trên xe thường chỉ mang tính chất tương đối. Ví dụ một chiếc xe điện của Vinfast, khi sạc đầy pin xe báo di chuyển được khoảng 210 km, tuy nhiên họ không chọn điểm sạc cách nhau đúng 210 km, mà phải chọn điểm có khoảng cách thấp hơn con số này. Đôi khi xe báo pin còn 20-30% và di chuyển được khoảng 50km, nhưng thực tế thì đã gần như cạn năng lượng" - anh Nam cho biết thêm.

Với một chuyến hành trình dài không chỉ riêng đối với xe điện mà còn cả với xe xăng thì sự chủ động chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp không chỉ giúp chúng ta an tâm hơn cho chuyến đi của mình, mà còn đảm bảo hành trình không bị gián đoạn. Một hành trình thượng lộ thì sẽ giúp cả chuyến đi thoải mái và tâm lý vui vẻ hơn.

Bảo Linh/VOV.VN Ảnh: NVCC

Nguồn VOV: https://vov.vn/o-to-xe-may/tu-van/luu-y-khi-di-duong-dai-bang-o-to-dien-post1197461.vov
Zalo