Luật của IFAB quy định thế nào khi Đức không được hưởng penalty?

Đức không được hưởng penalty trong trận thua đau Tây Ban Nha 1-2 sau hai hiệp phụ ở tứ kết Euro 2024, luật của IFAB giải thích thế nào?

Vào phút cuối hiệp phụ thứ nhất trận Đức gặp Tây Ban Nha ở tứ kết Euro 2024 khi tỉ số là 1-1, Jamal Musiala (Đức) có pha dứt điểm căng, bóng chạm tay hậu vệ Marc Cucurella của Tây Ban Nha trong vòng cấm. Trọng tài Anthony Taylor đã trao đổi với tổ VAR và không lâu sau ông đưa ra quyết định Đức không được hưởng penalty.

Cả thế giới ngạc nhiên rằng, quả bóng đi căng đến độ muốn gãy tay Cucurella trong trạng thái tay phình to nhưng Đức không được hưởng penalty. Toàn sân Stuttgart Arena như câm lặng và đầy hậm hực, sau đó là cả thế giới, cộng đồng mạng lên tiếng chỉ trích quyết định của trọng tài. Ở khu kỹ thuật, HLV Nagelsmann của Đức ngạc nhiên rồi thắc mắc đòi pen.

 Tình huống bóng chạm tay này không phải lỗi "dùng tay chơi bóng". Ảnh:Reuters

Tình huống bóng chạm tay này không phải lỗi "dùng tay chơi bóng". Ảnh:Reuters

Tuy nhiên giới chuyên môn của Tổ chức các LĐBĐ Quốc tế (IFAB), nơi thông qua và tạo luật bóng đá giải thích theo luật thì tình huống này Đức không được hưởng penalty hay nói khác đi, trọng tài không cho Đức hưởng 11m là chuẩn xác. Luật của IFAB quy định.

+ Thứ nhất: Trong tình huống cực nhanh bóng chạm bàn tay hay cánh tay của cầu thủ khi cầu thủ này đang chuyển động bàn tay hay cánh tay theo quán tính mà tốc độ bóng đi nhanh hơn, không thể phản ứng kịp thì không penalty dù tay phình to.

 HLV Nagelsmann đòi penalty nhưng không được. Ảnh: Getty

HLV Nagelsmann đòi penalty nhưng không được. Ảnh: Getty

+Thứ nhì: Quả bóng chạm bàn tay hay cánh tay trong trạng thái phình to nhưng cầu thủ buộc phải phình to để cân bằng nhằm khỏi té ngã trong tình huống bất khả kháng không còn cách nào khác.

+Thứ ba: Tình huống bóng chạm tay (bàn tay và cánh tay) có thể không ngăn cản bàn thua và việc bóng chạm tay đó không giúp cho thủ môn đội nhà thoát bàn thua.

+ Thứ tư: Việc để bóng chạm tay đó, không giúp đồng đội tiếp tục vô hiệu tình huống dẫn đến bàn thua.

Trong trường hợp này Cucurella để bóng chạm tay không thuộc nhóm lỗi “dùng tay chơi bóng” dù cánh tay phình to, trong khoảnh khắc chừng 20% giây. Cucurella dang tay để cân bằng cơ thể. Vai của Cucurella thấp xuống để tránh bóng trong khi mặt của anh ở hướng ngược lại. Tình huống này trọng tài không thể kết luận Cucurella chơi bóng bằng tay phạm luật.

Dù tay của Cucurella phình to chạm bóng trong vòng cấm nhưng đó là sự bất khả kháng trong tình huống quá nhanh. Việc tay chạm vào bóng đó cũng không hẳn là ngăn chặn bàn thua, không giúp cho đồng đội tổ chức ngăn chặn bàn thua.

Và tình huống của Cucurella hội tụ tất cả bốn yếu tố trên nên trọng tài Taylor sau khi trao đổi với tổ VAR đã từ chối cho tuyển Đức hưởng penalty. Quyết định này đã xoay chuyển cục diện trận đấu khi Marino ghi bàn quyết định cho Tây Ban Nha ở phút 119.

Theo cách nhìn nhận của chúng tôi. Đây là trường hợp nhạy cảm. Nếu không cho Đức hưởng penalty từ tình huống này thì cũng có lý do để giải thích. Còn nếu cho Đức hưởng penalty thì cũng đầy đủ chứng cứ để làm điều đó.

DUY ĐỨC

Nguồn PLO: https://plo.vn/video/luat-cua-ifab-quy-dinh-the-nao-khi-duc-khong-duoc-huong-penalty-post799186.html
Zalo