Lớp học đặc biệt của phụ nữ Dao ở Thượng Hà

Những người bà, người mẹ dân tộc Dao ở thôn 7 Mai Đào, xã Thượng Hà (huyện Bảo Yên) hằng ngày miệt mài đến lớp học xóa mù. Biết tiếng phổ thông, chữ viết giúp các bà, các chị mạnh dạn hơn trong giao tiếp và tham gia hoạt động cộng đồng.

 Từ tháng 3 trở lại đây, ở điểm trường thôn 7 Mai Đào, xã Thượng Hà luôn vang lên âm thanh học bài của những phụ nữ người Dao. Đồng hành với họ là 2 cô giáo Hoàng Thị Minh Nguyệt và cô Hoàng Thị Hiền, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Thượng Hà.

Từ tháng 3 trở lại đây, ở điểm trường thôn 7 Mai Đào, xã Thượng Hà luôn vang lên âm thanh học bài của những phụ nữ người Dao. Đồng hành với họ là 2 cô giáo Hoàng Thị Minh Nguyệt và cô Hoàng Thị Hiền, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Thượng Hà.

 Lớp học có 23 học viên là người dân tộc Dao, độ tuổi từ 29 đến 56 tuổi. Thời gian học từ 11 giờ 30 phút, buổi học bắt đầu và kết thúc vào 13 giờ 30 phút, để các học viên kịp giờ làm buổi chiều và tranh thủ lo việc nhà.

Lớp học có 23 học viên là người dân tộc Dao, độ tuổi từ 29 đến 56 tuổi. Thời gian học từ 11 giờ 30 phút, buổi học bắt đầu và kết thúc vào 13 giờ 30 phút, để các học viên kịp giờ làm buổi chiều và tranh thủ lo việc nhà.

 7 Mai Đào là thôn đặc biệt khó khăn, người dân ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Cũng chính vì kinh tế khó khăn và quan niệm cũ nên nhiều người, nhất là phụ nữ không được đi học, không biết chữ.

7 Mai Đào là thôn đặc biệt khó khăn, người dân ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Cũng chính vì kinh tế khó khăn và quan niệm cũ nên nhiều người, nhất là phụ nữ không được đi học, không biết chữ.

 Cô giáo Hoàng Thị Hiền cho biết: Lần đầu tiên đến lớp, các bà, các chị rất ngại bởi vì tuổi đã lớn rồi mà vẫn phải cắp sách tới trường nhưng khi được tiếp xúc với "con chữ" thì họ rất hào hứng. Chúng tôi cũng cố gắng động viên và đưa ra những kiến thức dễ nhất để học viên làm quen.

Cô giáo Hoàng Thị Hiền cho biết: Lần đầu tiên đến lớp, các bà, các chị rất ngại bởi vì tuổi đã lớn rồi mà vẫn phải cắp sách tới trường nhưng khi được tiếp xúc với "con chữ" thì họ rất hào hứng. Chúng tôi cũng cố gắng động viên và đưa ra những kiến thức dễ nhất để học viên làm quen.

 Dưới sự hướng dẫn tận tình của các cô giáo, đến nay, các học viên đã bước vào chương trình học lớp 5 và kịp tốt nghiệp vào tháng 10 theo đúng kế hoạch đề ra.

Dưới sự hướng dẫn tận tình của các cô giáo, đến nay, các học viên đã bước vào chương trình học lớp 5 và kịp tốt nghiệp vào tháng 10 theo đúng kế hoạch đề ra.

 Với phương châm "Người biết nhiều chỉ cho người biết ít", các học viên ở lớp học đặc biệt ngày càng tiến bộ hơn.

Với phương châm "Người biết nhiều chỉ cho người biết ít", các học viên ở lớp học đặc biệt ngày càng tiến bộ hơn.

 Bà Bàn Thị Kéng, sinh năm 1968 (bên trái ảnh) là học viên cao tuổi nhất của lớp học và được mọi người đánh giá là có nhiều tiến bộ trong thời gian gần đây. Bà Kéng cho biết: Trước đây, tôi vẫn dùng điện thoại được nhưng danh bạ chỉ ghi ký hiệu và để gọi chứ không biết nhắn tin. Sau khi đọc thông viết thạo, tôi có thể dùng điện thoại để xem báo, xem tin tức, cập nhật thêm thông tin, kiến thức cho bản thân.

Bà Bàn Thị Kéng, sinh năm 1968 (bên trái ảnh) là học viên cao tuổi nhất của lớp học và được mọi người đánh giá là có nhiều tiến bộ trong thời gian gần đây. Bà Kéng cho biết: Trước đây, tôi vẫn dùng điện thoại được nhưng danh bạ chỉ ghi ký hiệu và để gọi chứ không biết nhắn tin. Sau khi đọc thông viết thạo, tôi có thể dùng điện thoại để xem báo, xem tin tức, cập nhật thêm thông tin, kiến thức cho bản thân.

 Giờ đây, khi có công việc cần ký giấy tờ, bà Kéng không cần phải điểm chỉ như trước.

Giờ đây, khi có công việc cần ký giấy tờ, bà Kéng không cần phải điểm chỉ như trước.

 Theo đánh giá của giáo viên, sau 6 tháng học tập, hầu hết học viên đều biết đọc, biết viết, tính toán cơ bản. Đây là tín hiệu tích cực và cũng là cơ hội để các chị em nâng cao nhận thức, có thêm kiến thức để tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, từ đó phát triển kinh tế ổn định cuộc sống gia đình, góp phần tích cực vào quá trình phát triển ở địa phương.

Theo đánh giá của giáo viên, sau 6 tháng học tập, hầu hết học viên đều biết đọc, biết viết, tính toán cơ bản. Đây là tín hiệu tích cực và cũng là cơ hội để các chị em nâng cao nhận thức, có thêm kiến thức để tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, từ đó phát triển kinh tế ổn định cuộc sống gia đình, góp phần tích cực vào quá trình phát triển ở địa phương.

Kiều Thu

Nguồn Lào Cai: https://baolaocai.vn/anh-lop-hoc-dac-biet-cua-phu-nu-dao-o-thuong-ha-post389198.html
Zalo