Longform: Vị 'thuyền trưởng' giữ 'trái tim' ngành cơ khí Việt Nam

Được thành lập từ năm 1962, Viện Nghiên cứu Cơ khí là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực cơ khí chế tạo. Là đơn vị đầu ngành trực thuộc Bộ Công Thương, Viện Nghiên cứu Cơ khí đã không ngừng đổi mới, sáng tạo để đưa ngành cơ khí Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành cơ khí chế tạo được xem là nền tảng của các ngành công nghiệp khác, đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế. Tại đây, các nghiên cứu không chỉ mang tính lý thuyết mà còn được ứng dụng thực tiễn vào các dự án lớn trên cả nước, đặc biệt trong các ngành nhiệt điện, thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản.

Với những nỗ lực không ngừng, Viện đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Tiêu biểu là việc thiết kế, chế tạo các dây chuyền thiết bị phức tạp cho các nhà máy nhiệt điện như: Nghi Sơn 2, Thái Bình 1 và Quảng Trạch 1; các hệ thống băng tải dài với năng suất vận chuyển lớn, thiết bị thủy điện và dây chuyền lắp ráp ô tô, giải pháp cho tự động hóa quá trình sản xuất trong các nhà máy công nghiệp cũng là những sản phẩm mũi nhọn của Viện, đáp ứng nhu cầu trong nước và từng bước cạnh tranh với thị trường quốc tế.

Không chỉ dừng lại ở các sản phẩm trong nước, Viện Nghiên cứu Cơ khí còn tích cực hợp tác với các tập đoàn quốc tế, chuyển giao công nghệ hiện đại và nghiên cứu sản phẩm phục vụ ngành năng lượng tái tạo như các nhà máy điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối. Những thành tựu của Viện không chỉ góp phần giảm nhập siêu, tiết kiệm ngoại tệ mà còn đặt nền móng cho ngành Cơ khí chế tạo phát triển bền vững.

Với bề dày kinh nghiệm và sự đổi mới không ngừng, Viện Nghiên cứu Cơ khí đã khẳng định vị thế đầu tàu trong ngành cơ khí Việt Nam. Những đóng góp của Viện không chỉ là niềm tự hào của ngành Công Thương mà còn là động lực để nền công nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, tự chủ và vươn tầm thế giới.

Trong những ngày đầu năm mới 2025, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trò chuyện và đối thoại cùng Tiến sĩ Phan Đăng Phong - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí về hoạt động, thành tựu và quá trình đóng góp của Viện trong thời gian qua.

- Thưa Tiến sĩ Phan Đăng Phong, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian qua hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo đã đạt được nhiều thành công, góp phần giảm nhập siêu, tăng tỷ lệ nội địa hóa công nghệ. Ông nhận định như thế nào về quan điểm này?

Tiến sĩ Phan Đăng Phong: Tôi cho rằng đây là một nhận định rất đúng nhưng cũng chưa đủ, ví dụ như trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Trong hoạt động khoa học công nghệ ở Viện Nghiên cứu cơ khí, chúng tôi có tham gia công trình nghiên cứu thiết kế, chế tạo các thiết bị phụ cho các nhà máy nhiệt điện đốt than theo cơ chế thí điểm của Thủ tướng Chính Phủ tại Quyết định 1791/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt cơ chế thực hiện thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị các nhà máy nhiệt điện trong giai đoạn 2012 - 2025 (Quyết định số 1791). Theo đó, chúng ta sẽ xem xét để nội địa hóa 11 hệ thống BOP cho các nhà máy nhiệt điện than. Nếu như chúng ta hoàn thành chương trình này thì chúng ta có thể nội địa hóa được ít nhất 30% giá trị của các thiết bị nhà máy nhiệt điện than.

Đến thời điểm này có thể nói chúng ta đã thành công nội địa hóa đến 70% các hệ thống trong Quyết định số 1791. Ví dụ như các hệ thống cung cấp than, thải tro xỉ, lọc bụi tĩnh điện, nước làm mát tuần hoàn, trạm phân phối và máy biến áp chính, phòng cháy chữa cháy, ống khói. Tuy nhiên vẫn còn một số hệ thống mà chúng ta vẫn chưa làm chủ được công nghệ. Ví dụ như hệ thống khử lưu huỳnh, hệ thống xử lý nước và xử lý nước thải.

Thật ra những nguyên nhân mà chúng ta chưa thể làm chủ được công nghệ đối với một số hệ thống này là do cơ chế, chính sách của chúng ta đưa ra đã có quá trình triển khai thực hiện có rất nhiều vướng mắc, bất cập. Có những nguyên nhân chủ quan nhưng cũng có thể do nguyên nhân khách quan.

Nguyên nhân chủ quan là theo Quyết định, chúng ta phải chỉ định thầu ba dự án đầu tiên cho một số doanh nghiệp trong nước để làm chủ công nghệ, các thiết bị phụ trợ đó đối với ba dự án đầu tiên cho Quảng Trạch 1, Sông Hậu 1 và Quỳnh Lập 1. Tuy nhiên chúng ta đã không chỉ định được mà các doanh nghiệp lại phải tự bươn chải đi đấu thầu để được lựa chọn thực hiện các hạng mục này. Điều đó cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp.

Nguyên nhân khách quan ở đây là gì? Nguyên nhân khách quan là các dự án nhiệt điện than sẽ giảm đầu tư đi theo COP26, tháng 6/2024 vừa rồi bắt đầu dừng không đầu tư mơícác nhà máy điện than nữa. Đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến trình chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên với thành công của 7 hạng mục đầu tiên cũng chiếm được khoảng 25% giá trị của thiết bị của nhà máy nhiệt điện than. Từ thành công của các hệ thống này chúng ta có thể lan tỏa sang thành công của hệ thống khác cho các nhà máy với độ khó tương tự trong các nhà máy điện khí, nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời.

Hay là trong lĩnh vực thủy điện thì chúng ta đã rất thành công trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ trong các công trình thủy điện trong nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ. Đến thời điểm này các doanh nghiệp trong nước cũng đã tự chủ hoàn toàn trong việc thiết kế, chế tạo các thiết bị cơ khí công cho các công trình thủy điện trong nước, trong đó có dự án thủy điện Sơn La về đích sớm 3 năm, dự án thủy điện Lai Châu về đích sớm 1 năm so với kế hoạch ban đầu. Đây là một lợi ích rất lớn đối với các doanh nghiệp cơ khí trong nước, bởi những thiết bị này trước đây chúng ta phải nhập từ nước ngoài, từ khi chúng ta có thể tự chủ làm trong nước có thể giảm giá ít nhất 30% so với thời điểm nhập từ nước ngoài.

Như vậy là chúng ta tạo được công ăn việc làm cho các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, chúng ta cũng góp phần giảm được nhập siêu, vì trước chúng ta phải nhập từ nước ngoài, bây giờ chúng ta làm trong nước, thì rõ ràng chúng ta đã giảm được chi phí nhập khẩu.

Vậy nên tôi cho rằng nhận định và câu hỏi của chị là đúng. Chúng ta nhờ vào khoa học công nghệ, nhờ vào những cơ chế chính sách mà chúng ta đã góp phần tăng cường khả năng tự lực, tự cường của các doanh nghiệp cơ khí trong nước, và giảm nhập siêu. Tạo ra nhiều công ăn việc làm, bảo vệ thị trường cho các doanh nghiệp cơ khí trong nước. Tôi cho là như vậy!

- Hiện nay, một trong những vướng mắc các nhà khoa học gặp phải đó là cơ chế tài chính đang khiến họ tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Ông nhận định về vấn đề này thế nào?

Tiến sĩ Phan Đăng Phong: Câu hỏi rất là hay và đúng đấy! Tôi thấy có hai cơ chế tài chính. Thứ nhất là cơ chế thanh toán cho các chuyên gia trong nước tham gia đề tài thực ra đang còn rất thấp so với mặt bằng thế giới. Làm nghiên cứu mà lại trả lương thấp quá, ngoài lương thấp ra những chi phí phụ phí, thủ tục thanh quyết toán còn đề tài lại nhiều và phức tạp đã ảnh hưởng đến công việc, thực hiện đề tài. Đó là vấn đề thứ nhất về chi phí lương chuyên gia, lương của người thực hiện đề tài. Cái thứ hai là chi phí để thuê chuyên gia nước ngoài chuyển giao công nghệ.

Ví dụ trong đề tài bao giờ chúng ta cũng có hỗ trợ của nhà nước cho phần chuyên gia nước ngoài, thế thì phần lương cho chuyên gia nước ngoài được thanh toán như thế nào thì lại là một vướng mắc. Chính vì vướng mắc này mà một vài dự án gần đây, mặc dù nhà nước đã hỗ trợ, ví dụ như dự án Tam Bảo 3 nhà nước đã hỗ trợ khoảng 20 tỷ cho phần chi phí chuyên gia nước ngoài; hoặc dự án nhiệt điện vừa rồi nhà nước cũng đã hỗ trợ mười mấy tỷ, nhưng gần như những chi phí này không chi tiêu được. Không chi tiêu được không phải là vì không cần thiết, mà rõ ràng để chi tiêu được thì phải xin phép cấp có thẩm quyền.

Mặc dù chúng tôi đã đấu thầu chi phí chuyên gia và lấy theo chi phí chuyên gia dự án, nhưng thanh toán lại phải xét duyệt, nhưng xét duyệt lại rất phức tạp. Đây là một vướng mắc mà nếu chúng ta muốn tận dụng được hỗ trợ này thì chúng ta phải đổi các thức thanh toán cho phần chi phí lương chuyên gia nước ngoài cho vào đấy.

- Thưa TS Phan Đăng Phong, trong bối cảnh ngành cơ khí Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh lớn thì ông đánh giá thế nào về vai trò của việc đầu tư vào nguồn nhân lực và công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước?

- Thưa TS Phan Đăng Phong, trong bối cảnh ngành cơ khí Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh lớn thì ông đánh giá thế nào về vai trò của việc đầu tư vào nguồn nhân lực và công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước?

Tiến sĩ Phan Đăng Phong: Thực ra không phải là bây giờ mà từ trước tới nay một doanh nghiệp muốn phát triển thì phải đầu tư vào nguồn lực. Nguồn lực ở đây có hai cái: Thứ nhất, nguồn lực về con người, đầu tư vào con người để ngang tầm và có khả năng làm những công việc mình muốn làm. Thứ hai, chúng ta phải có nguồn lực về kinh tế để chúng ta triển khai những công việc đó. Mỗi doanh nghiệp cần phải căn cứ vào chiến lược phát triển của mình, để đầu tư vào nguồn lực, đầu tư vào con người đáp ứng được mục tiêu của mình muốn thực hiện.

Ví dụ như chúng tôi cách đây khoảng 20 năm, thời điểm đó chúng tôi nhớ là các thiết bị cơ khí thủy công trong các công trình thủy điện, rồi thiết bị cho dây chuyền nhà máy thiết bị nhiệt điện, các nhà máy xi măng, chúng tôi chỉ làm phụ tùng thay thế cho các nhà máy thôi. Nhưng chúng tôi có chiến lược cách đây từ 20 năm, từ những đời Viện trưởng trước, là phải lao vào làm chủ công nghệ cho các dây chuyền thiết bị toàn bộ. Bởi vì có như vậy mới đỡ phải cạnh tranh với các đơn vị ở Việt Nam cũng làm như chúng ta, nếu chúng ta không lao vào làm những công nghệ phức tạp hay thiết bị mới vơícông nghệ cao và cách đây hơn 20 năm chúng tôi đã bắt đầu phải nhen nhóm, phải đi sâu vào các dây chuyền thiết bị toàn bộ trong các lĩnh vực xi măng, khai thác và chế biến khoáng sản, nhiệt điện, thủy điện…

Đến thời điểm này thì chúng tôi cũng có thể tự tin rằng chúng tôi cũng đã đạt được một số thành tự nhất định. Ví dụ như trong lĩnh vực điện than, riêngchúng tôi làm chủ được 5-6 hệ thống: hệ thống cung cấp than, hệ thống thải tro xỉ, hệ thống lọc bụi tĩnh điện... Trong thủy điện, chúng tôi đã làm chủ thiếtkế, chế tạo các thiết bị cơ khí thủy công; rồi là trong điện mặt trời chúng tôi làm chủ cái phần phao nổi và neo cho các nhà máy điện mặt trời ở trên hồ. Trong đó có dự án nhà máy điện Đa Mi là dự án đầu tiên làm này. Hay là việc khai thác khoáng sản thì chúng tôi thực hiện thành công EPCM cho 2 dự án bô xít Tân Rai và Nhân Cơ cho Tập đoàn TKV. Chúng tôi có hẳn một đơn vị chuyên môn làm việc này rất hiệu quả.

- Thưa TS Phan Đăng Phong, trong ngành cơ khí chế tạo, ông đánh giá như thế nào về vai trò của báo chí trong việc hợp tác truyền thông để lan tỏa những thông tin kết nối doanh nghiệp và thúc đẩy các cơ chế hỗ trợ, hợp tác hiệu quả? Đặc biệt là với riêng Báo Công Thương - Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương?

- Thưa TS Phan Đăng Phong, trong ngành cơ khí chế tạo, ông đánh giá như thế nào về vai trò của báo chí trong việc hợp tác truyền thông để lan tỏa những thông tin kết nối doanh nghiệp và thúc đẩy các cơ chế hỗ trợ, hợp tác hiệu quả? Đặc biệt là với riêng Báo Công Thương - Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương?

Tiến sĩ Phan Đăng Phong: Thực ra thì không cần phải đánh giá, mà rõ ràng là truyền thông nó rất là quan trọng. Ví dụ có thể là mình làm được, nhưng nếu mình chỉ quanh quanh trong cái công việc của mình thôi thì cũng chỉ một vài người biết đến thôi. Nếu từ mô hình này mình làm tốt, mà mình lại hợp tác với các cơ quan truyền thông để nêu bật lên cái ưu điểm sản phẩm của mình, những lợi thế của mình, thì nhiều khách hàng không những trong nước mà cả nước ngoài cũng biết tới sản phẩm của mình và người ta đến với mình để hợp tác công việc. Đây là một lợi ích rất lớn.

Đặc biệt là đối với Báo Công Thương, hàng năm chúng tôi vẫn có sự hợp tác rất sâu rộng trong việc viết bài công bố những sản phẩm về khoa học công nghệ của chúng tôi. Thứ hai là hợp tác trong lĩnh vực tiếp cận thông tin, công bố thông tin làm sao bạn hàng của chúng tôi trong nước và trên thế giới biết được. Đây là sự hợp tác rất quan trọng. Khi mà chúng tôi làm tốt rồi, nhưng chỉ làm tốt cho riêng mình thì chỉ được 50% thôi, nhưng khi kết hợp với cơ quan truyền thông vào nữa thì chúng ta sẽ được thêm 50% nữa thành 100%. Đây là điều rất tốt.

Tôi nhớ là hai năm trở lại đây, nhờ có truyền thông mà một số đơn vị nước ngoài biết đến chúng tôi và hiện nay chúng tôi đã thành công trong việc mà thực hiện một số dự án phát điện nhờ nhiệt dư cho ngành xi măng cũng nhờ vào truyền thông, qua đó biết đến Viện chúng tôi là một viện nghiên cứu của ngành cơ khí thuộc Bộ Công Thương mà người ta muốn tìm kiếm hợp tác. Đến thời điểm hiện tại chúng tôi đang thực hiện 03 dự án liên quan.

Dưới sự dẫn dắt của lãnh đạo Viện và sự cố gắng của tập thể cán bộ viên chức của Viện, Viện Nghiên cứu Cơ khí đã trở thành đơn vị tiên phong trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam. Với những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng công nghệ cao, viện đã khẳng định vai trò là “cánh tay nối dài” trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Để đạt được những thành công đó, không thể không nhắc đến sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt và đầy tâm huyết của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Với tầm nhìn chiến lược, Bộ trưởng đã đề ra nhiều chính sách mang tính đột phá, từ việc thúc đẩy đầu tư vào các dự án khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đến việc hỗ trợ cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các viện nghiên cứu. Những chính sách này đã và đang mang lại “cú hích” lớn, không chỉ giúp Viện Nghiên cứu Chế tạo nâng cao năng lực nội tại mà còn thúc đẩy sự liên kết mạnh mẽ giữa nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp và thị trường.

Chính phủ, thông qua Bộ Công Thương, cũng đã ban hành nhiều chương trình hỗ trợ, khuyến khích đổi mới sáng tạo trong ngành công nghiệp chế tạo. Từ các cơ chế ưu đãi về tài chính, chính sách thu hút nhân tài, đến các kế hoạch hợp tác quốc tế, sự đồng hành của Nhà nước chính là nền tảng quan trọng để Viện phát huy tối đa tiềm năng, tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất, và tạo ra giá trị bền vững cho nền kinh tế.

Những nỗ lực của Viện Nghiên cứu Cơ khí, kết hợp với sự định hướng đúng đắn và hỗ trợ mạnh mẽ từ Bộ Công Thương, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, đã giúp tạo ra bước tiến lớn cho ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam. Đây là minh chứng sống động cho mối quan hệ mật thiết giữa chính sách, lãnh đạo và thực tiễn, mở ra những cơ hội mới để Việt Nam tiến xa hơn trên bản đồ công nghiệp trong nước và thế giới./.

 Tiến sĩ PHAN ĐĂNG PHONG - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí

Tiến sĩ PHAN ĐĂNG PHONG - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí

Đến thời điểm này thì chúng tôi cũng có thể tự tin rằng chúng tôi cũng đã đạt được một số thành tự nhất định. Ví dụ như trong lĩnh vực điện than, riêngchúng tôi làm chủ được 5-6 hệ thống: Hệ thống cung cấp than, hệ thống thải tro xỉ, hệ thống lọc bụi tĩnh điện,... Trong thủy điện, chúng tôi đã làm chủ thiếtkế, chế tạo các thiết bị cơ khí thủy công; rồi là trong điện mặt trời chúng tôi làm chủ cái phần phao nổi và neo cho các nhà máy điện mặt trời ở trên hồ. Trong đó có dự án nhà máy điện Đa Mi là dự án đầu tiên làm này. Hay là việc khai thác khoáng sản thì chúng tôi thực hiện thành công EPCM cho 2 dự án bô xít Tân Rai và Nhân Cơ cho tập đoàn TKV. Chúng tôi có hẳn một đơn vị chuyên môn làm việc này rất hiệu quả.

Thanh Thảo

Đồ họa: Ngọc Lan - Photo: Quốc Chuyển

Thanh Thảo

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/longform-vi-thuyen-truong-giu-trai-tim-nganh-co-khi-viet-nam-369045.html
Zalo