Lội ruộng, leo cây tháo dỡ 'ma trận' bẫy chim trời ở Hà Tĩnh

Để bảo vệ những đàn chim tự nhiên di trú tránh bão, lực lượng chức năng Hà Tĩnh đã thu gom, tiêu hủy hàng nghìn dụng cụ bẫy chim trên các cánh đồng. UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng ban hành văn bản bảo vệ chim di cư, cấm các hành vi mua bán, chế biến món ăn từ chim hoang dã.

Từ tháng 9 hàng năm là thời điểm chim trời di cư tránh bão. Đây cũng là lúc một số người dân các xã ven biển Hà Tĩnh sử dụng "ma trận" bẫy để săn bắt chim trời các loài như cò, vạc, cói.

Từ tháng 9 hàng năm là thời điểm chim trời di cư tránh bão. Đây cũng là lúc một số người dân các xã ven biển Hà Tĩnh sử dụng "ma trận" bẫy để săn bắt chim trời các loài như cò, vạc, cói.

Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, dọc theo con đường ven biển các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Cẩm Xuyên... có hàng nghìn hecta rừng cây, xen lẫn đầm phá. Nơi đây dù lực lượng chức năng đã ra quân tháo dỡ song vẫn còn tình trạng lén lút đặt hàng loạt điểm bẫy chim trời.

Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, dọc theo con đường ven biển các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Cẩm Xuyên... có hàng nghìn hecta rừng cây, xen lẫn đầm phá. Nơi đây dù lực lượng chức năng đã ra quân tháo dỡ song vẫn còn tình trạng lén lút đặt hàng loạt điểm bẫy chim trời.

Các điểm bẫy chim thường được “thợ săn” lập tại các lùm cây, giăng đủ loại bẫy nhựa dính, lưới.

Các điểm bẫy chim thường được “thợ săn” lập tại các lùm cây, giăng đủ loại bẫy nhựa dính, lưới.

Mỗi vị trí, nhóm người đánh bắt chim sử dụng mồi dụ là chim giả bằng xốp hoặc các loại chim cò, cói, vạc... còn sống.

Mỗi vị trí, nhóm người đánh bắt chim sử dụng mồi dụ là chim giả bằng xốp hoặc các loại chim cò, cói, vạc... còn sống.

Bẫy keo dính dùng bôi lên thanh tre hoặc nhựa là loại siêu dính, chỉ cần lông chim chạm vào sẽ không thể thoát ra, càng vùng vẫy thì càng dính chặt hơn. Quanh vị trí các chim mồi là “thiên la địa võng” bẫy keo.

Bẫy keo dính dùng bôi lên thanh tre hoặc nhựa là loại siêu dính, chỉ cần lông chim chạm vào sẽ không thể thoát ra, càng vùng vẫy thì càng dính chặt hơn. Quanh vị trí các chim mồi là “thiên la địa võng” bẫy keo.

Lực lượng kiểm lâm, công an, chính quyền địa phương sau đó đã thực hiện các đợt tháo dỡ, tiêu hủy trên 46.000 phương tiện, dụng cụ bẫy bắt chim di cư trái phép. Tuy nhiên, tại một số nơi, tình trạng lén lút săn bắt chim trời vẫn diễn ra.

Lực lượng kiểm lâm, công an, chính quyền địa phương sau đó đã thực hiện các đợt tháo dỡ, tiêu hủy trên 46.000 phương tiện, dụng cụ bẫy bắt chim di cư trái phép. Tuy nhiên, tại một số nơi, tình trạng lén lút săn bắt chim trời vẫn diễn ra.

Cuối tháng 9 vừa qua, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng ban hành văn bản về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ chim hoang dã, chim di cư. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến đến người dân và các lực lượng để bảo vệ chim hoang dã; không sử dụng, chế biến các món ăn từ chim hoang dã, di cư.

Cuối tháng 9 vừa qua, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng ban hành văn bản về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ chim hoang dã, chim di cư. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến đến người dân và các lực lượng để bảo vệ chim hoang dã; không sử dụng, chế biến các món ăn từ chim hoang dã, di cư.

Các địa phương, ngành chức năng liên quan cũng thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra, truy quét, gỡ bỏ các dụng cụ, thiết bị bẫy chim; phát hiện, xử lý các khách sạn, nhà hàng, quán ăn có kinh doanh dịch vụ ăn uống, các chợ, điểm mua, bán động vật hoang dã, chim di cư trên địa bàn.

Các địa phương, ngành chức năng liên quan cũng thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra, truy quét, gỡ bỏ các dụng cụ, thiết bị bẫy chim; phát hiện, xử lý các khách sạn, nhà hàng, quán ăn có kinh doanh dịch vụ ăn uống, các chợ, điểm mua, bán động vật hoang dã, chim di cư trên địa bàn.

Hình ảnh lực lượng công an, kiểm lâm, dân quân xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà) và xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân) lội ruộng, leo lên các tán cây phi lao dọc bờ biển, tháo dỡ các điểm săn bắt chim trời.

Hình ảnh lực lượng công an, kiểm lâm, dân quân xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà) và xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân) lội ruộng, leo lên các tán cây phi lao dọc bờ biển, tháo dỡ các điểm săn bắt chim trời.

Ông Hoàng Văn Hà - Chủ tịch UBND xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân) cho biết, địa phương từng là một trong những khu vực có nạn săn bắt chim trời nhiều, song với việc tuyên truyền và xử lý vi phạm, tháo dỡ bẫy đánh bắt, đến nay tình trạng đã giảm nhiều. Hàng tuần, lực lượng của xã đều ra quân truy quét, tháo dỡ nhằm chấm dứt hẳn tình trạng săn bắt chim trời, bảo vệ chim di cư.

Ông Hoàng Văn Hà - Chủ tịch UBND xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân) cho biết, địa phương từng là một trong những khu vực có nạn săn bắt chim trời nhiều, song với việc tuyên truyền và xử lý vi phạm, tháo dỡ bẫy đánh bắt, đến nay tình trạng đã giảm nhiều. Hàng tuần, lực lượng của xã đều ra quân truy quét, tháo dỡ nhằm chấm dứt hẳn tình trạng săn bắt chim trời, bảo vệ chim di cư.

Cận cảnh “ma trận” bẫy chim trời ở Hà Tĩnh.

Phạm Trường

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/loi-ruong-leo-cay-thao-do-ma-tran-bay-chim-troi-o-ha-tinh-post1678332.tpo
Zalo