Loét thực quản vì thói quen bẻ thuốc cho dễ uống

Nhiều người nghĩ rằng việc uống thuốc rất đơn giản khi chỉ cần nuốt thuốc với một cốc nước. Nhưng thói quen uống thuốc tưởng chừng bình thường này có thể đang âm thầm gây hại cho thực quản.

Thói quen uống thuốc gây hại cho thực quản

Nuốt viên thuốc khô

Nếu nuốt thuốc trực tiếp mà không uống nước, viên thuốc sẽ dễ dàng dính vào thực quản. Đặc biệt là những loại thuốc gây kích ứng, giống như "chất ăn mòn nhỏ" bám vào thực quản và từ từ giải phóng các đặc tính dược tính của nó. Theo thời gian, chúng có thể "đốt cháy" niêm mạc thực quản.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Uống quá ít nước

Nhiều người chỉ uống thuốc với một ngụm nước, đặc biệt là thuốc dạng viên nang, sẽ bám vào thực quản trước khi vào dạ dày, khi thuốc bên trong thoát ra sẽ gây kích ứng thực quản.

Cách đúng là uống ít nhất một cốc nước ấm đầy, khoảng 200-300 ml, bằng lượng nước của một cốc dùng một lần thông thường.

Uống thuốc kèm đồ uống

Nhiều người uống thuốc với nước trái cây, sữa hoặc trà vì tiện lợi, nhưng thực tế điều này cũng có rủi ro.

Ví dụ, nước ép bưởi có thể làm chậm quá trình chuyển hóa một số loại thuốc trong cơ thể, dẫn đến nồng độ thuốc cao hơn và tác dụng phụ lớn hơn.

Tương tự, sữa sẽ “chống lại” một số loại kháng sinh, chẳng hạn như levofloxacin, làm giảm hiệu quả của thuốc. Trà có chứa theophylline. Uống trà khi dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tác dụng kích thích nghiêm trọng lên hệ thần kinh trung ương.

Tư thế uống thuốc

Nếu nằm xuống ngay sau khi uống thuốc, thuốc trong thực quản sẽ không dễ trôi xuống và lưu lại tại đây lâu hơn đáng kể so với khi đứng.

Tốt nhất nên đứng hoặc ngồi trong nửa giờ sau khi uống thuốc. Ngoài ra, vì viên nang nhẹ hơn nước nên khi uống thuốc, đầu hơi cúi xuống sẽ giúp bạn nuốt viên nang dễ dàng hơn.

Uống thuốc trước khi đi ngủ

Do tiết nước bọt và tần suất nuốt giảm đáng kể trong khi ngủ nên việc uống thuốc trước khi đi ngủ cũng sẽ làm tăng nguy cơ viêm thực quản. Bác sĩ thường khuyên nên uống thuốc ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ để thuốc có thể đi vào dạ dày một cách dễ dàng.

Bẻ viên thuốc bao tan trong ruột

Khi một thành phẩm thuốc ra đời, các nhà bào chế đã tính toán sao cho thuốc được giải phóng, hòa tan và hấp thu một cách tối ưu trong cơ thể.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khi mở nang, nghiền thuốc là người bệnh tự ý chuyển thuốc thành dạng bột tức là đã vô tình làm thay đổi dạng bào chế của viên thuốc, làm ảnh hưởng đến tác dụng dược lý cũng như sinh khả dụng của thuốc, từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc hoặc gây ra các tác dụng không mong muốn. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với các thuốc có phạm vi điều trị hẹp như phenytoin, digoxin, carbamazepine, theophyline, hoặc valproate natri. Bên cạnh đó, việc làm này còn có thể gây biến đổi hoạt chất, làm giảm hoặc mất tác dụng điều trị của thuốc.

Một số dạng thuốc mới hiện nay chứa một liều thuốc lớn và thường được bào chế đặc biệt để phóng thích từ từ lượng thuốc trong suốt 24 giờ. Nếu tháo vỏ nang hoặc nghiền viên thuốc để uống, toàn bộ lượng thuốc này sẽ phóng thích và hấp thu một cách ồ ạt trong cơ thể, gây ra hiện tượng quá liều, gia tăng tác dụng có hại phụ thuộc liều của thuốc thậm chí gây ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.

Vận động ngay sau khi uống thuốc

Vừa uống thuốc xong đã tập thể thao hay tham gia vận động ngay là điều không nên làm. Thường phải sau 30-60 phút thì cơ quan tiêu hóa mới hấp thụ hết và thuốc mới phát huy tác dụng. Quá trình này cần có đủ lượng máu tham gia tuần hoàn.

Việc vận động ngay sau khi dùng thuốc sẽ khiến các cơ quan nội tạng không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, làm giảm hiệu quả hấp thu thuốc.

Uống thuốc không phải chuyện đơn giản

Nhiều tổn thương thực quản do thuốcgây ra có thể tránh được. Điều quan trọng là phải phát triển thói quen dùng thuốc đúng cách.

Đặc biệt những nhóm người sau đây cần đặc biệt chú ý: người già, trẻ em và người khó nuốt. Khi dùng thuốc, hãy cố gắng sử dụng các dạng thuốc dễ nuốt như thuốc dạng hạt và thuốc dạng lỏng. Khi dùng các loại thuốc đặc trị để điều trị loãng xương, bệnh tim mạch,… nhớ đọc kỹ hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về cách dùng thuốc.

Nếu như khi uống thuốc có cảm giác thuốc nghẹn lại ở thực quản, chờ một lúc mà tình trạng này không những không đỡ lại còn nghiêm trọng hơn thì nên lập tức đi bệnh viện.

T. Linh

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhonline.vn/loet-thuc-quan-vi-thoi-quen-be-thuoc-cho-de-uong-d205825.html
Zalo