Loét chân vì 38 năm bị suy giãn tĩnh mạch không trị

Các bác sĩ mạch máu và chuyên gia vết thương Bernard Healthcare vừa điều trị thành công ca biến chứng loét không lành do suy giãn tĩnh mạch 38 năm không điều trị.

Suy giãn tĩnh mạch 38 năm gây biến chứng loét

Bệnh nhân nam N.V.C, chân phải nổi búi to khoảng 38 năm. Vài tháng gần đây, chân ông C. bắt đầu xuất hiện vết loét ở trên mắt cá chân, nhiều tháng không lành.

Bác sĩ mạch máu Bernard đã trực tiếp siêu âm tĩnh mạch, đánh giá huyết động học. Kết quả siêu âm ghi nhận suy thân tĩnh mạch hiển lớn mức độ nặng, đường kính 12mm. Khi được bác sĩ chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch nặng, cấp độ cao nhất C6, biến chứng loét tĩnh mạch diễn tiến kèm nổi búi to, ông C. đã rất ngạc nhiên, trước đó ông không biết mình bị suy giãn tĩnh mạch, và cũng chủ quan không thăm khám hay điều trị dù chân nổi búi to.

Bác sĩ mạch máu Bernard đã trực tiếp điều trị bằng phương pháp laser nội mạch kết hợp cùng chuyên khoa vết thương Bernard để điều trị biến chứng loét tĩnh mạch – một dạng vết thương mạn tính (vết thương lâu lành).

Bernard Healthcare điều trị thành công ca suy giãn tĩnh mạch lâu năm gây biến chứng loét không lành

Bernard Healthcare điều trị thành công ca suy giãn tĩnh mạch lâu năm gây biến chứng loét không lành

Kết quả sau 3 tháng điều trị: Chân ông C. đã hết nổi búi gân, triệu chứng nặng mỏi được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, vết loét tĩnh mạch đã lành thương hoàn toàn, chấm dứt 38 năm bị suy giãn tĩnh mạch dai dẳng.

Bác sĩ mạch máu Bernard cho biết:Loét tĩnh mạch chiếm 70% nguyên nhân gây vết thương khó lành ở chân. Một nghiên cứu ở châu Âu chỉ ra rằng, 22% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch độ 2 nếu không điều trị đúng, sẽ có nguy cơ chuyển sang loét tĩnh mạch chi dưới trong 6 năm tiếp theo.

Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng kỹ thuật cao

Trước đây, khi điều trị suy giãn tĩnh mạch giai đoạn (C2-C6), nhiều bệnh viện vẫn áp dụng phương pháp phẫu thuật Stripping. Phương pháp này không tránh khỏi những hạn chế như cần gây mê toàn thân, quá trình hồi phục kéo dài, đau sau mổ, để lại sẹo. Đặc biệt, các biến chứng có thể xảy ra trong và sau quá trình phẫu thuật. Những hạn chế này khiến nhiều người ngại điều trị.

Hiện nay, ngoài điều trị nền tảng như mang vớ tĩnh mạch, thay đổi tư thế đứng lâu ngồi nhiều, thì các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch ít xâm lấn, kỹ thuật cao được xem như bước tiến trong điều trị suy giãn tĩnh mạch.

Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng laser nội mạch cần được thực hiện bởi bác sĩ mạch máu, tại cơ sở y tế được cấp phép (Nguồn ảnh: Bernard Healthcare)

Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng laser nội mạch cần được thực hiện bởi bác sĩ mạch máu, tại cơ sở y tế được cấp phép (Nguồn ảnh: Bernard Healthcare)

Với bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch mức độ 1 (giãn tĩnh mạch mạng nhện hoặc dạng lưới) gây mất thẩm mỹ thì phương pháp tiêm xơ hoặc laser bề mặt được ứng dụng mang lại hiệu quả điều trị cao. Với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch mức độ từ C2 trở lên (chân giãn búi to >3mm) thì can thiệp laser nội mạch (EVLA) được khuyến nghị với mức độ cao nhất bởi Hiệp hội Tĩnh mạch thế giới (khuyến cáo mức I, bằng chứng loại A theo y học thực chứng). Bên cạnh đó còn có phương pháp sóng cao tần RFA, keo sinh học…

Điều trị suy giãn tĩnh mạch bởi bác sĩ mạch máu

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mạch máu, cần thăm khám và điều trị bởi bác sĩ mạch máu, tại cơ sở y tế uy tín, được cấp phép để đảm bảo chẩn đoán đúng, phân độ suy giãn tĩnh mạch chính xác và điều trị hiệu quả, an toàn.

Tại TP.HCM, người bị hoặc nghi ngờ bị suy giãn tĩnh mạch có thể an tâm thăm khám và điều trị tại Bernard Healthcare. Đây là một trong số ít những cơ sở y tế được cấp phép Danh mục kỹ thuật điều trị chuyên sâu suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng kỹ thuật cao theo quy chuẩn khắt khe của Bộ Y Tế và do bác sĩ mạch máu giàu kinh nghiệm, có chứng nhận điều trị EVLA, RFA… trực tiếp khám và điều trị, mang lại an toàn, hiệu quả cao; người bệnh không mất thời gian nghỉ dưỡng, không đau, không sẹo mổ.

Vương Thị Thảo

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/loet-chan-vi-38-nam-bi-suy-gian-tinh-mach-khong-tri-204240712085617079.htm
Zalo