Loạt Megastory: Đồng Nai đón vận hội đặc biệt từ các dự án hạ tầng giao thông (Kỳ 2)

Kỳ 2: Lưới giao thông hiện đại "khép kín" mở ra cơ hội vươn mình

Bên cạnh các dự án hạ tầng giao thông lớn được “đặt lịch” về đích vào cuối năm, Đồng Nai cũng đang triển khai công tác đầu tư đối với hàng loạt dự án khác. Đích đến mà tỉnh hướng tới là “khép kín” mạng lưới hạ tầng giao thông hiện đại để hiện thực hóa khát vọng đưa Đồng Nai “cất cánh” phát triển.

Các dự án đang được triển khai thực hiện sẽ giúp cho Đồng Nai hội tụ đủ các loại hình vận tải tương xứng với vị thế của một địa phương là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.

Theo quy hoạch phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông, Đồng Nai là địa phương có lợi thế lớn khi hội tủ đủ các loại hình vận tải.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức từng nhấn mạnh, việc có đủ 5 phương thức giao thông là: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường hàng hải và đường thủy nội địa là một lợi thế rất lớn của tỉnh.

Đồng Nai hiện đang triển khai các thủ tục đầu tư Dự án tuyến metro kết nối với metro Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh: Phạm Tùng

Đồng Nai hiện đang triển khai các thủ tục đầu tư Dự án tuyến metro kết nối với metro Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh: Phạm Tùng

Hiện nay, với hệ thống đường bộ, việc các tuyến quốc lộ, đường cao tốc, đường vành đai đã và đang được xây dựng đã giúp Đồng Nai cơ bản hình thành được bộ khung các tuyến giao thông trục chính phục vụ nhu cầu phát triển.

Trong khi đó, Dự án Sân bay Long Thành dự kiến được đưa vào khai thác thương mại trong nửa đầu năm 2026 cũng được kỳ vọng sẽ giúp Đồng Nai “mở cửa” bầu trời để phát triển giao thông hàng không.

Với đường thủy, việc cảng biển Phước An, cảng biển lớn nhất của tỉnh chính thức được đưa vào khai thác đã đưa Đồng Nai trở thành một trong những địa phương có số lượng cảng biển lớn của cả nước.

Trong các phương thức giao thông trên địa bàn tỉnh, hệ thống đường sắt đang là loại hình yếu thế nhất. Theo Sở Xây dựng, hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ có 1 tuyến đường sắt hiện hữu đang khai thác là đường sắt Bắc - Nam. Đoạn quan địa bàn tỉnh của tuyến đường sắt này dài 87km với 8 ga gồm: Trảng Táo, Gia Ray, Bảo Chánh, Long Khánh, Dầu Giây, Trảng Bom, Hố Nai và Biên Hòa.

Đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây là tuyến cao tốc thứ 2 trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng đồng bộ và đưa vào khai thác. Ảnh: Phạm Tùng

Đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây là tuyến cao tốc thứ 2 trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng đồng bộ và đưa vào khai thác. Ảnh: Phạm Tùng

Theo quy hoạch, thời gian tới, trên địa bàn tỉnh sẽ có 3 tuyến đường sắt quốc gia được đầu tư xây dựng gồm các tuyến: đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu và đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành.

Trong đó, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh dự kiến dài khoảng 80km, bố trí 1 ga hành khách trong khu vực Sân bay Long Thành và 1 ga hàng hóa tại huyện Trảng Bom.

Với đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh dự kiến dài khoảng 87km, bao gồm cả đoạn Trảng Bom - Hòa Hưng.

Trong khi đó, đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành đoạn qua địa bàn tỉnh dài khoảng 37km.

Bên cạnh các tuyến đường sắt quốc gia, hiện nay, Đồng Nai cũng đã quy hoạch xây dựng các tuyến đường sắt đô thị (metro) để kết nối các đô thị lớn, các sân bay như tuyến metro kết nối với metro Bến Thành - Suối Tiên, metro từ Biên Hòa đến Sân bay Long Thành, metro Biên Hòa - Trảng Bom - Long Khánh; metro Long Khánh - Long Thành.

Đồng Nai hiện nay là địa phương có số lượng cảng biển nhiều thứ 3 trong Vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: Phạm Tùng

Đồng Nai hiện nay là địa phương có số lượng cảng biển nhiều thứ 3 trong Vùng Đông Nam Bộ. Ảnh: Phạm Tùng

Năm 2025 có thể coi là một năm đặc biệt của hạ tầng giao thông Đồng Nai. Bên cạnh nhiều dự án lớn sẽ cơ bản về đích vào cuối năm, hàng loạt dự án giao thông khác cũng được “lên lịch” khởi công xây dựng. Trong đó có nhiều dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng, liên vùng được kỳ vọng sẽ mở ra những không gian phát triển mới cho tỉnh.

Theo Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ Xây dựng), đối với Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú dự kiến sẽ được khởi công xây dựng trong tháng 8-2025. Hiện nay, Ban Quản lý dự án Thăng Long đang phối hợp với các cơ quan liên quan, tỉnh Đồng Nai để hoàn thiện các thủ tục cũng như triển khai công tác giải phóng mặt bằng.

Dự án mở rộng đoạn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành thuộc tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây được đặt mục tiêu khởi công trong năm 2026, hoàn thành vào năm 2026 để phục vụ kết nối giao thông Sân bay Long Thành. Ảnh: Phạm Tùng

Dự án mở rộng đoạn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành thuộc tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây được đặt mục tiêu khởi công trong năm 2026, hoàn thành vào năm 2026 để phục vụ kết nối giao thông Sân bay Long Thành. Ảnh: Phạm Tùng

Đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú có chiều dài hơn 60km, đia qua địa bàn 4 huyện của tỉnh. Đây là đoạn đầu của tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương. Dự án được triển khai xây dựng với mục tiêu đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm tải và đảm bảo an toàn giao thông trên quốc lộ 20. Hoàn thành và đưa vào khai thác đồng bộ các tuyến đường bộ cao tốc có năng lực lớn, an toàn giao thông và tốc độ cao trên hành lang vận tải Thành phố Hồ Chí Minh - Dầu Giây - Liên Khương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung. Đồng thời, tạo động lực liên kết, thúc đẩy hợp tác và phát triển vùng Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

Trong khi đó, với mục tiêu tăng cường kết nối giao thông giữa Sân bay Long Thành với Thành phố Hồ Chí Minh, Dự án mở rộng đoạn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành thuộc tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây cũng đã được Chính phủ yêu cầu phải khởi công trong năm 2025.

Theo đề xuất, Dự án Mở rộng đoạn cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành có chiều dài gần 22km. Trong đó, đoạn từ nút giao Vành đai 2 đến nút giao Vành đai 3 (Km4+00 đến Km8+770) được đề xuất đầu tư mở rộng lên quy mô 8 làn xe theo quy hoạch. Đoạn từ nút giao Vành đai 3 đến nút giao đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Km8+770 đến Km25+920) đầu tư 10 làn xe theo quy hoạch. Đối với cầu Long Thành sẽ đầu tư xây dựng 1 đơn nguyên cầu mới quy mô tương tự cầu hiện tại, tổ chức giao thông khai thác với quy mô 10 làn xe.

Giữa tháng 5 vừa qua, Bộ Xây dựng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài Chính chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) chủ động triển khai, hoàn thành các thủ tục để phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Mở rộng đoạn cao tốc đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành trong tháng 6-2025.

Ngoài các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia đang được triển khai đầu tư trên địa bàn, tỉnh Đồng Nai cũng “đặt lịch” khởi công đối với nhiều dự án do tỉnh triển khai đầu tư.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Hà cho biết, lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu các cơ quan chức năng sớm hoàn thiện các thủ tục để khởi công Dự án đường trên cao dọc tuyến quốc lộ 51 đoạn từ ngã tư Vũng Tàu đến Cổng 11 trong tháng 12- 2025.

Dự án đường trên cao dọc tuyến quốc lộ 51 đoạn từ ngã tư Vũng Tàu đến Cổng 11 được kỳ vọng giúp “xóa bỏ” tình trạng ùn tắc giao thông, tạo ra điểm nhấn về hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Phạm Tùng

Dự án đường trên cao dọc tuyến quốc lộ 51 đoạn từ ngã tư Vũng Tàu đến Cổng 11 được kỳ vọng giúp “xóa bỏ” tình trạng ùn tắc giao thông, tạo ra điểm nhấn về hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Phạm Tùng

Quốc lộ 51 đoạn từ ngã tư Vũng Tàu đến Cổng 11 là một trong những đoạn tuyến giao thông cửa ngõ của tỉnh Đồng Nai nói riêng và Vùng Đông Nam Bộ nói chung. Với lưu lượng phương tiện giao thông lớn, khu vực này chính là “điểm nóng” về tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy, Dự án đường trên cao dọc tuyến quốc lộ 51 đoạn từ ngã tư Vũng Tàu đến Cổng 11 được kỳ vọng không chỉ giúp “xóa bỏ” tình trạng ùn tắc giao thông mà còn tạo ra điểm nhấn về hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh Dự án đường trên cao dọc tuyến quốc lộ 51 đoạn từ ngã tư Vũng Tàu đến Cổng 11, hai dự án khác cũng được tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu khởi công xây dựng trong năm 2025 là Hương lộ 2, đoạn 2 kết nối với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và cầu Mã Đà thuộc Dự án tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà. “Với cầu Mã Đà, mục tiêu đặt ra là khởi công vào ngày 2-9”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Hà chia sẻ.

Nguồn Đồng Nai: https://baodongnai.com.vn/media/megastory/202505/loat-megastory-dong-nai-don-van-hoi-dac-biet-tu-cac-du-an-ha-tang-giao-thong-4dc7cc4/
Zalo