Loạt cổ phiếu lớn lao dốc, VN-Index có nguy cơ thủng 1200 điểm

Mối lo ngại về sức ép từ các cổ phiếu vốn hóa lớn - đặc biệt là VIC - đang được kiểm chứng. VCB là trụ duy nhất cố gắng đi ngược dòng nhưng không thể cân bằng lại quá nhiều cổ phiếu lớn khác giảm. VN-Index lao dốc trọn phiên sáng và chốt mức thấp nhất, giảm gần 13 điểm tương đương -1,06%, về mức 1206, 15 điểm...

Duy nhất VCB trong nhóm cổ phiếu trụ là đi ngược dòng.

Duy nhất VCB trong nhóm cổ phiếu trụ là đi ngược dòng.

Mối lo ngại về sức ép từ các cổ phiếu vốn hóa lớn - đặc biệt là VIC - đang được kiểm chứng. VCB là trụ duy nhất cố gắng đi ngược dòng nhưng không thể cân bằng lại quá nhiều cổ phiếu lớn khác giảm. VN-Index lao dốc trọn phiên sáng và chốt mức thấp nhất, giảm gần 13 điểm tương đương -1,06%, về mức 1206, 15 điểm.

VIC sụt giảm ngay khi mở cửa thị trường nhưng nửa đầu phiên vẫn còn nỗ lực đi lên. Khoảng 9h49 VIC tăng đạt đỉnh trên tham chiếu 1,97% nhưng sau đó chịu sức ép rất lớn và bắt đầu lao dốc. Kết phiên sáng VIC giảm tới 3,33% so với tham chiếu tương đương giảm 5,19% so với giá đỉnh, thanh khoản đứng thứ 5 thị trường với 380,2 tỷ đồng. Riêng VIC lấy đi khoảng 2 điểm của VN-Index và 2,3 điểm của VN30-Index.

VHM cầm cự tốt hơn VIC, dao động hẹp hơn và chốt phiên sáng chỉ giảm nhẹ 0,73%. VRE tương tự, giữ giá ổn, vẫn đang chốt được tham chiếu với lượng dư mua khá cao.

Ảnh hưởng của VIC được cộng hưởng từ rất nhiều blue-chips khác. Rổ VN30 chỉ có 5 mã tăng nhưng tới 24 mã giảm, trong đó 17 mã giảm quá 1%. Chỉ số đại diện rổ cũng đang -1,11%. Trong Top 10 vốn hóa của VN-Index, có BID giảm 1,81%, CTG giảm 1,74%, TCB giảm 1,35%, FPT giảm 1,16%, HPG giảm 1,38%, MBB giảm 1,51%. Ngoài ra LPB, GVR, BVH là các mã khác giảm trên 2% giá trị.

5 mã đi ngược dòng của nhóm VN30 bao gồm TPB tăng 2,27%, SHB tăng 0,78%, VIB tăng 0,55%, VNM tăng 0,35% và VCB tăng 0,17%. Về trụ, duy nhất VCB là đáng kể còn VNM cũng chưa lọt được vào Top 10 vốn hóa.

Sự mất cân bằng ở nhóm cổ phiếu dẫn dắt điểm số đã ảnh hưởng đáng kể đến toàn thị trường. Midcap đang giảm 1,24%, Smallcap giảm 0,82%. Độ rộng sàn HoSE cuối phiên sáng chỉ có 125 mã tăng/343 mã giảm. Sức ép từ phía bán khá mạnh và chủ yếu là bán vùng giá đỏ. Tại thời điểm VN-Index tăng cao nhất trên tham chiếu lúc 9h50 độ rộng cũng chỉ là 185 mã tăng/205 mã giảm.

Rất nhiều cổ phiếu đang lao dốc nặng, toàn sàn HoSE ghi nhận 163 cổ phiếu rớt giá từ 1% trở lên, trong đó 74 mã giảm hơn 2%. Nhóm này chiếm xấp xỉ 66% tổng giá trị khớp lệnh sàn HoSE, xác nhận áp lực bán sâu dưới tham chiếu đang khống chế phần lớn cổ phiếu.

Cổ phiếu tài chính đang chịu sức ép cực lớn: Nhóm chứng khoán đang xuất hiện thanh khoản rất cao và giá yếu. HCM giảm 5,76% với gần 437 tỷ đồng khớp lệnh; VCI giảm 3,91% với 423,9 tỷ; VIX giảm 1,97% với 318,4 tỷ; SSI giảm 1,93% với 277 tỷ; VND giảm 3,51% với 233,4 tỷ. Nhóm này có tới hơn 20 cổ phiếu sụt giảm trên 2%. Ngân hàng có MBB, STB, CTG, TCB thanh khoản rất lớn. 14/27 mã ngân hàng ở các sàn cũng đang rớt giá quá 1%.

Ở phía tăng, tuy 125 mã vẫn đang xanh nhưng chỉ vài cổ phiếu thực sự ngược dòng đáng kể. VCG tăng 1,37% thanh khoản 192,7 tỷ; NVL tăng 4,96% với 173,8 tỷ; TPB tăng 2,27% với 133,1 tỷ; CTD tăng 1,31% với 58,9 tỷ; EVF tăng 2,72% với 52,6 tỷ; VCS tăng 1,7% với 44,9 tỷ là các cổ phiếu duy nhất nổi hơn mặt bằng chung.

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang duy trì bán ròng khoảng 195,5 tỷ đồng trên HoSE nhưng không nhiều mã bị bán đột biến. HCM -81,2 tỷ, GEX -44 tỷ, TPB -41,6 tỷ, VIX -34 tỷ, VHM -23,6 tỷ, SSI -23,5 tỷ là những mã hàng đầu. Phía mua ròng có SHB +62,3 tỷ, VIC +59,4 tỷ, FPT +40,6 tỷ, VRE +34,8 tỷ, BMP +22,2 tỷ.

VN-Index chốt phiên sáng đã rơi xuống mức 1206,15 điểm. Thanh khoản HoSE giảm nhẹ 4% so với sáng phiên trước và rất nhiều cổ phiếu đang chốt giá bằng hoặc sát mức thấp nhất cho thấy bên bán vẫn khống chế hoàn toàn dao động. Ngưỡng 120 điểm đã một lần xuất hiện phản ứng bắt đáy hôm 17/4 và lần nay lại có cơ hội thử thách.

Kim Phong

Nguồn VnEconomy: https://vneconomy.vn/loat-co-phieu-lon-lao-doc-vn-index-co-nguy-co-thung-1200-diem.htm
Zalo