Hình ảnh của chim diều hâu New Britain được nhiếp ảnh gia Tom Vierus vô tình chụp lại trong một chuyến thám hiểm tại Papua New Guinea vào tháng 3/2024. Đây là lần đầu tiên loài chim này được ghi lại kể từ năm 1969. (Ảnh: Tom Vierus/WWF-PACIFIC/AFP)
Diều hâu New Britain sống tại các khu rừng núi cao, nhưng thông tin về loài rất ít do tính hiếm gặp và môi trường sống khó tiếp cận. (Ảnh: Oiseaux)
Phát hiện này khẳng định tầm quan trọng của bảo tồn thiên nhiên tại Papua New Guinea, nơi WWF đang nỗ lực bảo vệ các loài động vật hoang dã trước những nguy cơ như khai thác gỗ và khai khoáng. (Ảnh: PIPAP - Sprep)
Diều hâu New Britain là một loài chim săn mồi có kích thước trung bình, với sải cánh rộng và bộ lông màu nâu đậm. (Ảnh: Greenreport)
Chúng thường sống trong các khu rừng nhiệt đới nguyên sinh, nơi chúng săn mồi là các loài động vật nhỏ như chim, thú nhỏ và côn trùng. (Ảnh: Oiseaux)
Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), số lượng diều hâu New Britain trong tự nhiên ước tính chỉ còn khoảng 2.500 đến 10.000 con trưởng thành. Tuy nhiên, do tính chất khó nắm bắt và môi trường sống bị đe dọa bởi hoạt động khai thác gỗ và khai khoáng, việc bảo tồn loài chim này đang gặp nhiều thách thức. (Ảnh: DiBird)
Việc phát hiện ra diều hâu New Britain không chỉ là một thành tựu khoa học mà còn là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc bảo vệ các khu rừng nhiệt đới nguyên sinh. Đây là môi trường sống của nhiều loài động vật quý hiếm và có giá trị sinh thái cao. (Ảnh: iNaturalist)
Các nhà khoa học và tổ chức bảo tồn đang kêu gọi các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt hơn để đảm bảo sự tồn tại của loài chim này cũng như các loài động vật khác trong khu vực. (Ảnh: Birds of the World)
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài vật như bước ra từ truyện cổ tích, được ví "quý hơn vàng".
Thiên Trang (TH)